Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 loại ung thư dễ chữa khỏi nhất

Thứ tư, 09:07 19/10/2016 | Sống khỏe

Một số bác sĩ đã bắt đầu sử dụng một từ khác cho bệnh ung thư: chữa khỏi. Mặc dù không có gì bảo đảm về sự phục hồi sau khi bị ung thư, song các chuyên gia y tế đã thành công trong việc phát hiện và điều trị một số bệnh ung thư.

Để xác định khả năng sống của từng bệnh ung thư, các bác sĩ thường nói đến tỷ lệ sống thêm 5 năm. Đây là tỷ lệ phần trăm của những người vẫn không có ung thư 5 năm sau khi chẩn đoán, theo Hội ung thư Mỹ. Bệnh nhân vẫn có thể chết vì bệnh ung thư hoặc có các tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng họ có khả năng phục hồi tốt hơn.

Dưới đây là 7 loại ung thư dễ chữa khỏi nhất với tỷ lệ sống thêm 5 năm cao.

1. Ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: Khoảng 100%

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư dễ điều trị được nhất vì hiện có những phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh.

Xét nghiệm Pap nhanh sẽ phát hiện sự hiện diện của các tế bào bất thường ở cổ tử cung thậm chí trước khi chúng trở thành ung thư.

Tuy nhiên, nếu các tế bào ung thư xuất hiện ở cổ tử cung, chúng sẽ phát triển với tốc độ rất chậm. Nếu các tế bào này được chẩn đoán ở giai đoạn tiền ung thư, chúng có thể được xử lý trước khi phát triển và lan rộng.

2. Ung thư vú (giai đoạn sớm 0 và 1)

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: 100%

Giai đoạn 0 trong ung thư vú có hai loại: ung thư biểu mô ống tuyến tại chỗ (DCIS), xảy ra khi các tế bào phát triển trong ống dẫn sữa; và ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS), xảy ra khi các tế bào bất thường phát triển ở các tiểu thùy. Trong ung thư vú giai đoạn 1, nếu khối u nhỏ hơn kích thước hạt lạc (2 cm hoặc nhỏ hơn), nó rất có thể điều trị và khả năng sống tốt. Tỷ lệ sống thêm tương tự như giai đoạn 0: 100%, theo Quỹ Ung thư vú quốc gia (Mỹ).

3. Ung thư tinh hoàn

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: 95,3%

Các bác sĩ có thể chữa khỏi ung thư tinh hoàn trong giai đoạn sớm của bệnh, hoặc khi khối u chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn có khối u. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải cắt một tinh hoàn, trong khi tinh hoàn kia sẽ sản xuất đủ hoóc môn để có thể quan hệ tình dục và sinh sản. Phẫu thuật và kết hợp xạ trị hay hóa trị sẽ có hiệu quả trong việc loại bỏ các tế bào ung thư.

Một bài báo năm 2014 trên tạp chí Journal of Clinical Oncology đã coi những tiến bộ trong điều trị ung thư tinh hoàn là một trong những thành tựu lớn nhất trong y học. Cụ thể là việc phê duyệt thuốc hóa trị cisplatin năm 1978, đã làm tăng tỷ lệ sống thêm cho loại ung thư này.

Mặc dù được điều trị thành công ở 95% trường hợp, điều trị sớm có thể làm tăng tỷ lệ đến 98%, theo bệnh viện Cleveland.

4. Ung thư tuyến tiền liệt

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: Khoảng 100%

Khối u tuyến tiền liệt có thể phát triển với tốc độ chậm, hoặc không phát triển. Những khối u này không được coi là đủ gây hại để phải điều trị, và nhiều người vẫn có cuộc sống bình thường, không có bất kì biến chứng gì.

Một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sống thêm ở những nam giới được phân ngẫu nhiên vào nhóm phẫu thuật, xạ trị hoặc theo dõi.

Những bệnh nhân phẫu thuật hoặc xạ trị giảm một nửa nguy cơ bệnh sẽ di căn đến xương và hạch bạch huyết, so với những người chỉ theo dõi đơn thuần. Mặc dù điều trị không kéo dài sự sống trong 10 năm đầu tiên, song lợi ích sống thêm có thể xuất hiện trong 5 hoặc 10 năm tiếp theo.

5. U hắc tố (melanoma)

Tỷ lệ sống thêm 5: 91,5%

U hắc tố được coi là có tỷ lệ sống thêm cao vì nó thường rất dễ phát hiện khi vẫn còn trong giai đoạn sớm. Có thể phát hiện thấy một vệt lớn, sẫm màu, có hình dạng không đều, hoặc nổi gồ lên trên mặt da.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển và di căn đến những nơi khác của cơ thể. Lúc này bệnh trở nên khó điều trị hơn nhiều và có thể gây tử vong.

Điều quan trọng là phải kiểm tra lưng, da đầu, bìu, và giữa các ngón chân.

6. Tuyến giáp (Tùy theo loại mô)

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: Khoảng 100%

Tuyến giáp - nằm ở cổ - giúp sản xuất những hoóc môn mà cơ thể cần để đốt cháy calo, và kiểm soát nhịp tim. U nhú, loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, thường phát triển chậm. Khi khối u lớn, hoặc bắt đầu phát triển vào các tổ chức lân cận, các bác sĩ có thể điều trị và thậm chí chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Sau khi mổ cắt tuyến giáp, bệnh nhân sẽ dùng thuốc để thay thế những hoóc môn mà tuyến giáp sản xuất.

7. U lympho Hodgkin

Tỷ lệ sống thêm 5 năm: Khoảng 95%

Thông thường, một số dạng u lympho không đáp ứng tốt với điều trị, nhưng u lympho Hodgkin, đặc trưng bởi các tế bào Reed-Sternberg, cực kỳ dễ chữa trị. Bệnh nhân có chẩn đoán giai đoạn đầu của ung thư hạch này có một tỷ lệ sống thêm từ 90 đến 95%, vì bệnh đáp ứng tốt với hóa trị và xạ trị.

Tuy nhiên, những người được chẩn đoán ở giai đoạn sau vẫn có một cơ hội phục hồi tốt. Bệnh nhân vẫn còn sống 15 năm sau khi điều trị nhiều khả năng sau này sẽ chết vì nguyên nhân khác hơn là bệnh Hodgkin

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 7 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 10 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top