Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh

Thứ ba, 14:57 20/07/2021 | Sống khỏe

Trong những ngày ở nhà chống dịch, việc chủ động bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch là điều mà bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 , nhiều tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp... đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, thủ đô Hà Nội cũng đang thực hiện Công điện số 15, yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà.

Trong những ngày ở nhà chống dịch, việc chủ động bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch là điều mà bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ. Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Một khi chúng bị suy yếu thì cơ hội khiến mọi loại bệnh tật và virus xâm nhập vào cơ thể sẽ cao hơn.

7 thói quen không nên làm trong những ngày giãn cách xã hội 

Thức khuya

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago cho hay, thiếu ngủ và mất ngủ sẽ làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản xuất.

Trong đó, những người chỉ ngủ từ 4 giờ mỗi ngày sẽ khiến các kháng thể cúm trong máu bị tụt 50% so với người ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Do đó, những ngày giãn cách xã hội, bạn nên bố trí thời gian và làm việc, vui chơi hợp lý để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài thiếu ngủ thì việc thức khuya cũng là một trong những thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch .

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 1.

Lười vận động

Một nghiên cứu của Đại học bang Appalachian ở Hoa Kỳ cho biết, tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần và liên tục trong 12 tuần sẽ khiến số lượng tế bào miễn dịch và sức đề kháng sẽ tăng lên gấp bội phần.

Vậy nên ngay cả khi ở nhà, bạn cũng đừng quá lười vận động mà hãy năng nổ tập thể dục, làm việc nhà lên nhé.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 2.

Quá phụ thuộc vào thuốc kháng sinh

Đừng thấy mình ốm, sốt mà vội vàng mua kháng sinh về uống vô tội vạ. Điều này có thể khiến các loại virus trở nên kháng thuốc và dẫn đến mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Dù bạn uống bất kỳ thuốc gì cũng phải theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên mua tùy tiện.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 3.

Hút thuốc quá nhiều

Thuốc lá, khói thuốc lá là một trong những "kẻ thù" làm hại hệ miễn dịch. Hút thuốc lá làm tăng khả năng viêm nhiễm ở đường hô hấp, giảm khả năng kháng viêm, giảm mức độ chất chống ôxy hóa của cơ thể.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 4.

Luôn bi quan

Phản ứng cơ thể khi căng thẳng liên quan đến hệ thống miễn dịch, tim và các mạch máu, và các tuyến tiết ra hormone. Những hormone này thường giúp các chức năng cơ thể, như là chức năng não và các xung thần kinh.

Những người bi quan thường chỉ nhìn toàn những điều không may trong cuộc sống. Vô tình họ sẽ khiến số lượng tế bào bạch cầu bị giảm xuống nên hệ miễn dịch cũng yếu đi.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 5.

Ăn nhiều thức ăn nhanh Thức ăn nhanh thường có chứa nhiều đường, nhiều muối và được chiên rán khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, gia tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng, từ đó sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của bạn. Như vậy nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng cao.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 6.

Lười uống nước

Trong công cuộc phòng ngừa Covid-19 , việc tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước là vô cùng cần thiết.

Trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống. Chỉ cần cơ thể thiếu hụt 2% lượng nước, lập tức chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Nhiều người chỉ có thói quen sử dụng nước khi cảm thấy khát nhưng đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm bởi khi cơ thể cảm thấy khát cũng là khi các tế bào đã thiếu nước.

Chính vì vậy, chúng ta nên chia đều lượng nước cần uống trong một ngày cho những thời điểm: sáng - trưa - chiều - tối.

7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh - Ảnh 7.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 2 giờ trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 18 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 21 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 21 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Top