8 cách rèn luyện não bộ để có giấc ngủ ngon hơn
Bên chế độ ăn uống và tập thể dục, giấc ngủ là một trong ba yếu tố quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu hơn. Có nhiều cách để tăng chất lượng giấc ngủ của bạn rất dễ thực hiện.
Hơn 1/3 người trưởng thành tại Mỹ chia sẻ họ thường xuyên không ngủ đủ giấc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đánh giá tình trạng thiếu ngủ như một "dịch bệnh sức khỏe cộng đồng", trong khi Hiệp hội Giấc ngủ thế giới cho rằng đây là một vấn đề toàn cầu, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của 45% dân số thế giới.
Tuy nhiên, thiếu ngủ không nhất thiết được xem là một vấn đề sức khỏe kinh niên. Cũng giống như bạn học được cách rửa tay thường xuyên hay đeo khẩu trang như một phần của cuộc sống thời đại dịch, bạn cũng có thể học cách ngủ ngon hơn mỗi đêm, mà theo các chuyên gia là "vệ sinh giấc ngủ". Đây là cụm từ mà các chuyên gia về giấc ngủ hay sử dụng để nói về những cách bạn có thể huấn luyện bộ não để nhận biết thời gian đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon sau đó.
Bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, giấc ngủ là một trong ba yếu tố quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu hơn. Rất nhiều cách dễ dàng để bạn tăng cường chất lượng giấc ngủ và dưới đây là 8 phương pháp hàng đầu để "vệ sinh giấc ngủ":
Một chiếc giường thoải mái
Một trong những biện pháp đầu tiên là cải thiện môi trường ngủ của bạn. Giai đoạn REM (hay còn gọi là giai đoạn ngủ lơ mơ) là giai đoạn mà giấc ngủ dễ bị gián đoạn. Vì vậy hãy cố gắng tạo cho mình một chiếc giường thoải mái và mọi phụ kiện từ nệm, chăn đến gối đều không được quá nóng. Khoa học đã chứng minh, chúng ta sẽ ngủ ngon hơn trong điều kiện nhiệt độ mát (khoảng 15 đến 20 độ C).
Tạo thói quen
Hãy tạo cho mình một thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thử hít thở sâu, tập yoga, thiền hoặc các động tác kéo giãn nhẹ nhàng. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến khích bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần hay ngày nghỉ.
Tắt đèn
Sự tiết hormone ngủ melatomin bắt đầu vào lúc trời tối. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ thể sẽ làm chậm hoặc ngừng sản xuất melatonin nếu tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy hãy loại bỏ mọi ánh sáng, kể cả ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh hay máy tính xách tay đang sạc của bạn. Nếu căn phòng của bạn không đủ tối, hãy cân nhắc sử dụng các tấm chắn sáng hoặc mặt nạ che mắt.
Còn nếu bạn thích đọc sách trước khi ngủ? Theo các chuyên gia, đây là một thói quen tốt, chỉ cần bạn đọc trong ánh sáng vừa đủ và phải là sách truyện giấy, chứ không phải là máy tính bảng hay thiết bị đọc sách điện tử. Bởi bất kỳ nguồn ánh sáng phổ, đèn LED nào cũng có thể ngăn chặn nồng độ melatonin hơn nữa.
Giảm âm thanh
Nếu bạn sống trong môi trường đô thị ồn ào, thì tiếng ồn trắng hoặc tiếng quạt máy trong phòng ngủ có thể giúp át đi mọi tiếng động bất ngờ có thể khiến bạn giật mình tỉnh giấc.
Tránh xa các loại đồ uống chứa caffein vào cuối ngày
Nên tránh xa những loại nước uống chứa caffeine ít nhất 6 giờ trước giờ đi ngủ bình thường của bạn và theo một số chuyên gia là nên tránh trước 3 giờ chiều. Và bạn cũng nên nhớ rằng caffeine không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong một số loại trừ và nước ngọt hay socola.
Nói "Không" với đồng uống có cồn
Đừng bao giờ nghĩ rằng rượu có thể giúp xoa dịu thần kinh hay giúp bạn dễ ngủ. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó sẽ khiến bạn chìm trong giấc ngủ. Cơ thể bạn cần trải qua cả 3 giai đoạn của giấc ngủ: ngủ nhẹ, trạng thái REM (ngủ lơ mơ) và ngủ sâu để tự sửa chữa và phục hồi hoàn toàn
Tránh thức ăn nặng hoặc cay
Thức ăn nặng và cay có thể khiến bạn bị ợ chua hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, vì thế ảnh hưởng đến khả năng ngủ của bạn. Đối với đường, các nghiên cứu cho thấy nó có liên quan đến không ngủ không yên, bị xáo trộn và có thể ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Mỹ, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ vẫn "có thể chấp nhận được", nhất là một số ít các loại hạt, một vài quả anh đào (chưa nhiều melatonin), một quả chuối (có chứa kali và magie làm giãn cơ) và những loại trà đã khử caffeine như hoa cúc, gừng hay bạc hà.
Tạo quy tắc phòng ngủ chỉ để ngủ và nghỉ ngơi
Điều cuối cùng và không kém phần quan trọng là hãy tạo quy tắc giường chỉ dành để ngủ và nghỉ ngơi. Việc bạn làm việc hoặc chơi với lũ trẻ trên giường sẽ khiến cho bộ não của bạn không coi phòng ngủ là nơi để ngủ.
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến việc thiếu ham muốn tình dục, tăng cân, cao huyết áp, suy giảm hệ miễn dịch, hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, sa sút trí tuệ, tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim mạch. Nhưng không chỉ thế, ngủ ít hơn mức bạn cần thường xuyên có thể tăng gấp đôi nguy cơ tử vong.
Ngủ bao lâu là đủ?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 12 đến 18h giờ, trẻ mới biết đi từ 11 đến 14 giờ và trẻ mẫu giáu từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn. Trẻ em ở độ tuổi đi học cần ngủ 9 đến 12 giờ mỗi đêm và thanh thiếu niên vẫn cần 8 đến 18 giờ.
Người lớn cần ngủ ít nhất ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Dù bạn làm gì đừng để mình bị thiếu ngủ. Nếu bạn thử những mẹo này mà vẫn không thể thư giãn hay giấc ngủ của bạn không được cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Theo Báo Pháp luật
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 52 phút trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 1 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Có nên uống thuốc giải say rượu bia?
Sống khỏe - 3 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.
Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?
Sống khỏe - 7 giờ trướcĐau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông
Sống khỏe - 9 giờ trướcVào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 1 ngày trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.