Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 đồ vật "mang mầm bệnh" ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất

Thứ bảy, 21:49 28/03/2020 | Sống khỏe

Để phòng tránh nhiễm bệnh trong mùa dịch, bên cạnh việc rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn thì việc dọn dẹp, cọ rửa những đồ vật quen thuộc trong gia đình cũng vô cùng cần thiết.

Trong thời điểm dịch bệnh, có lẽ ai trong chúng ta đều đã thấy được tầm quan trọng của sự sạch sẽ và vệ sinh đúng cách. Bên cạnh việc rửa tay thường xuyên , giữ khoảng cách an toàn thì việc dọn dẹp, cọ rửa những đồ vật quen thuộc trong gia đình cũng vô cùng cần thiết.

Dưới đây là 8 đồ vật mà ngày nào chúng ta cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng:

1. Tai nghe

Chúng ta thường không để ý đến tai nghe, nhưng một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Health and Allied Sciences cho thấy những người thường xuyên sử dụng tai nghe có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn trong tai.

Nghiên cứu khác được thực hiện năm 2019, đăng tải trên Businessinsider cho thấy một số chiếc tai nghe có thể phát triển nấm men, thậm chí cả trực khuẩn suptili (hay được tìm thấy trong cỏ, rơm và cả đất).

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 1.

Làm sạch tai nghe:

Bạn cần chuẩn bị: bông tẩm cồn, bàn chải đánh răng, bông tẩy trang.

Thực hiện: Để làm sạch tai nghe, bạn hãy sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ và chải nhẹ lên bề mặt tai nghe. Nhớ chải theo hướng từ trên xuống để bụi bẩn và vi khuẩn rơi xuống chứ không rơi sâu hơn vào bên trong tai nghe. Tiếp đó, hãy lấy một miếng bông tẩm cồn hoặc giẻ lau chứa cồn isopropyl 70% lau bề mặt tai nghe theo chiều từ trên xuống.

Ngoài ra, bạn không nên để người khác sử dụng tai nghe của mình vì đây là cách "siêu mất vệ sinh".

2. Kính mắt

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết chiếc kính mắt của mình có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây kích ứng mắt. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn, bào tử nấm mốc ... rất dễ dàng được truyền từ tay sang kính. Vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trên kính, sau đó lan vào mắt.

Thật không may, vi khuẩn rất "thích" môi trường ấm áp và ẩm ướt của mắt người và có thể gây ra một số tình trạng mắt khó chịu. Do đó, một trong những biện pháp phòng bệnh đầu tiên để giữ cho đôi mắt của bạn được khỏe mạnh đó là giữ cho kính luôn sạch sẽ, sáng bóng.

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 2.

Làm sạch kính:

Bạn cần chuẩn bị: nước ấm, nước rửa chén, khăn mềm.

Thực hiện: Làm sạch kính của bạn thật dễ dàng với nước ấm pha thêm vài giọt nước rửa chén. Cuối cùng lau khô bằng khăn mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy bông tẩm cồn lau nhẹ mặt kính và khung kính.

Cuối cùng, đừng quên cất kính vào hộp khi bạn không đeo, đồng thời không bao giờ sử dụng kính của người khác để tránh gặp rắc rối.

3. Tay nắm cửa

Mỗi ngày, bạn đều phải chạm vào tay nắm cửa nhà hay trong văn phòng và cũng không có gì ngạc nhiên khi tay nắm cửa luôn chứa đầy vi trùng và vi khuẩn. Điều đáng mừng là tay nắm cửa không có độ rỗng vì vậy các virus trên tay nắm cửa chỉ có thể tồn tại trong vòng 24 giờ.

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 3.

Mỗi ngày, bạn đều phải chạm vào tay nắm cửa nhà hay trong văn phòng và cũng không có gì ngạc nhiên khi tay nắm cửa luôn chứa đầy vi trùng và vi khuẩn.

Làm sạch tay nắm cửa:

Để khử trùng tay nắm cửa, những gì bạn cần chỉ là 1 chai giấm và 1 chiếc khăn.

Giấm là một chất khử trùng tự nhiên, vì vậy bạn chỉ cần làm ẩm một chiếc khăn bằng giấm sau đó dùng nó để lau tay nắm cửa của bạn.

4. Điện thoại di động

Nhiều nghiên cứu cho thấy điện thoại di động còn bẩn gấp 3 lần so với bồn cầu. Nếu trước đây bạn chưa từng khử trùng điện thoại di động thì thời điểm này là lúc bạn phải hành động!

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 4.

Làm sạch điện thoại:

Bạn cần chuẩn bị cồn isopropyl 70%, khăn mềm, tăm bông.

Để làm sạch điện thoại, bạn hãy tắt nguồn, xịt một chút cồn isopropyl 70% lên một miếng vải nhỏ và lau sạch toàn bộ điện thoại. Để chà kỹ hơn hãy lấy một miếng bông gòn, làm ẩm nó với một chút cồn rồi chấm nhẹ lên phần tai nghe, cổng sạc và loa.

5. Máy tính xách tay

Nghiên cứu cho thấy, máy tính xách tay thực sự bẩn hơn 20.000 so với bồn cầu chính vì vậy thường xuyên vệ sinh chúng là điều nên làm.

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 5.

Để làm sạch máy tính xách tay của bạn, bạn sẽ cần: Vải mềm. Chất tẩy rửa chén. Một bình khí nén. Cồn isopropyl 70%

- Trước khi bạn bắt đầu, hãy tắt nguồn máy tính xách tay của bạn và rút phích cắm ra khỏi ổ điện. Nếu có thể, hãy tháo rời pin ra khỏi máy.

- Đầu tiên hãy lau phần đáy máy tính và màn hình bằng cách nhúng vải mềm vào bát nước ấm đã pha với nước rửa chén, vắt khô và lau sạch bề mặt. Rửa sạch vải với nước sau đó lau sạch lại 1 lần nữa. Cuối cùng, dùng vải khô lau lại lần nữa.

- Bàn phím: Sử dụng bình khí nén để loại bỏ bất kỳ mẩu vụn nào đang nằm trong các kẽ hở ở giữa các phím. Sau đó, nhúng một miếng vải mềm vào cồn, chà nhẹ các nút bàn phím.

6. Điều khiển từ xa

Điều khiển từ xa chính xác là một "trung tâm của ổ bệnh" trong nhà, vì vậy cách tốt nhất để không rước bệnh đó là luôn cố gắng làm sạch chúng.

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 6.

Làm sạch điều khiển:

- Tháo pin, sử dụng vải mềm đã tẩm cồn lau sạch sẽ toàn bộ bề mặt của chiếc điều khiển. Sau đó, bạn hãy sử dụng 1 nhúm bông nhỏ tẩm cồn để làm sạch xung quanh các nút bấm.

Bạn cũng có thể sử dụng tăm để lấy sạch bụi bẩn bị kẹt trong các kẽ hở của nút bấm điều khiển. Sau đó, đảm bảo làm khô điều khiển từ xa bằng vải mềm trước khi lắp pin.

7. Tiền mặt

Tiền mặt bẩn hơn những gì chúng ta nghĩ, một tờ tiền có thể lưu hành từ 5-15 năm, điều đó có nghĩa là hàng ngàn người, thậm chí hàng triệu người đã từng chạm vào những tờ tiền trong ví bạn.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Sinh học, Đại học New York, Mỹ cho thấy trên một tờ tiền có chứa tới hàng trăm loại vi sinh vật. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 bởi các nhà khoa học Pháp cho thấy một số đồng tiền có thể mang mầm bệnh E.coli, Salmonella và nhiều loại virus khác bao gồm Covid-19 .

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 7.

Để khử trùng tiền mặt, bạn hãy nhúng một miếng vải cotton vào cồn, dùng vải lau sạch từng tờ tiền trong cả 2 mặt và để khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể để tiền dưới quần áo hoặc vải sau đó đặt bàn là lên phía trên trong vài giây để có thể tiêu diệt di trùng và các vi khuẩn khác.

8. Dây sạc

Hãy sử dụng vài miếng bông nhúng trong cồn để lau dây cáp sạc. Việc sử dụng cồn vệ sinh dây sạc rất có ích trong việc khử trùng, loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn tích tụ tại phần dây sạc, trong khi đó bông mềm sẽ giúp bạn lau chùi những chi tiết nhỏ của sạc dễ dàng hơn.

8 đồ vật mang mầm bệnh ngày nào bạn cũng chạm tay vào và cách khử trùng chúng đúng nhất - Ảnh 8.

Theo Báo dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top