Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người

Thứ bảy, 20:57 08/05/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Do đặc tính mát, dễ ăn nên những loại thực phẩm dưới đây được dùng thường xuyên trong mùa hè. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần biết cách lựa chọn và sử dụng đúng để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

1. Kem, đồ uống lạnh

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 1.

Đây đều là thực phẩm sinh nhiệt cho dạ dày và cơ thể. Ngoài ra, kem thường bị nhiễm khuẩn salmonella và staphylococcus, đặc biệt nếu có thành phần từ trứng sống, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

2. Thịt xay, thịt băm nhuyễn

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 2.

Các loại thịt xay nhuyễn chính là những món dễ bị ôi thiu nhất vào ngày nóng. Tác động của nhiệt độ cao có thể khiến vi khuẩn E. coli sinh sôi mạnh mẽ, gây ra ngộ độc. Từng có một loạt trường hợp bị ngộ độc, mắc bệnh do thịt bò xay nhiễm khuẩn E. coli tại Mỹ vào năm 2014.

Các chuyên gia vi sinh cũng cho biết, trong các loại thịt, thịt xay có nguy cơ bị hỏng, bị mốc hơn bất kỳ loại nào khi trời nóng. Lượng thịt xay trong cùng một hộp, một bát càng nhiều, để càng lâu, tốc độ hư hỏng càng sớm.

3. Dưa muối

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 3.

Trong những ngày hè, món dưa muối được nhiều người dùng ăn kèm cùng cơm hoặc chế biến chung với các thực phẩm khác như tôm, thịt, cá... để tạo nên nhiều món ăn ngon khác. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi sử dụng dưa muối vì nó có thể gây ngộ độc cho người ăn.

Các chuyên gia khuyên chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua vừa, giòn và có mùi thơm. Tránh việc ăn dưa muối khi còn xanh, có vị cay hăng, do khi đó dưa dễ chứa nhiều nitrosamin gây hại cho sức khỏe.

Người dùng cũng nên tránh sử dụng dưa muối ủ quá lâu, đã xuất hiện váng hay cặn nổi trên bề mặt... để không bị ngộ độc.

Ngoài ra, bảo quản dưa muối đúng cách sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Theo đó, nếu dưa muối ăn thừa không nên cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong đó, cũng cần dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh...

4. Đồ nướng, đồ ăn nhanh

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 4.

Các loại đồ nướng, đồ ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên và nhiều thực phẩm ăn vặt chứa dầu nếu lạm dụng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, rối loạn tiêu hóa và làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt vào mùa hè.

5. Rau mầm

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để trồng và tiêu thụ các loại rau mầm. Rau mầm thường được dùng để làm gỏi, làm salad, ăn vừa mát vừa tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, rau mầm trong điều kiện nhiệt độ nóng ấm cũng dễ hình thành vi khuẩn, không chỉ khuẩn E. coli mà còn có Salmonella, Listeria.

Nhiều người cho rằng, rau mầm organic sẽ không có khả năng nhiễm khuẩn nhưng sự thực không phải vậy. Ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ ấm ngày hè sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xuất hiện ở rau mầm, kéo theo nguy cơ ngộ độc cao.

6. Bơ

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 5.

Nếu bảo quản không đúng cách, bơ sẽ bị hỏng nhanh chóng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại như salmonella hay listeria phát triển, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.

7. Sữa

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 6.

Trời càng nóng, sữa càng dễ bị thiu, có mùi và vị chua, khó uống. Khi sữa bị hỏng sẽ sản sinh vi khuẩn Lactobacillus. Loại khuẩn này có khả năng gây ngộ độc cao, sinh trưởng rất nhanh vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ phòng tăng lên. Vì thế, sữa tươi bao gồm tất cả các loại từ sữa động vật tới sữa hạt, nên giữ trong tủ lạnh và uống sớm.

8. Sứa biển

8 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người - Ảnh 7.

Vào hè, sứa biển được người dân sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên, sứa còn sống chứa nhiều độc tố nên nếu không chế biến đúng cách sẽ gây độc cho người sử dụng.

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè do sứa biển, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em.

Theo Cục An toàn thực phẩm, chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách. Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Như Ca (tổng hợp)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 17 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 33 phút trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Top