8 thói quen cực gây hại cho dạ dày mà bạn vẫn thường xuyên mắc phải
Thói quen ăn uống không tốt lâu ngày sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
1. Cảm giác đói và no liên tục
Khi đói, axit dịch vị và protease trong dạ dày không được thức ăn trung hòa, nồng độ axit cao dễ gây rối loạn chức năng tự tiêu của niêm mạc. Lúc này, bạn nên ăn vừa đủ vì ăn quá no sẽ làm hỏng cơ chế tự bảo vệ của dạ dày.
Đặc biệt, nhiều người có thói quen ăn uống hời hợt, chỉ ăn một vài miếng cho đỡ đói hoặc nếu gặp món mình thích ăn lại ăn rất nhiều dù đã no căng bụng. Đây là thói quen điển hình gây hại cho dạ dày cần được khắc phục ngay lập tức.
2. Không nhai kĩ
Thức ăn đi vào dạ dày thông qua nhiều quá trình trước khi có thể đến ruột và ở dạng celiac. Không nhai kĩ mà đã nuốt thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ngược lại, nhai chậm và kĩ có thể làm tăng tiết nước bọt, giảm tiết axit dịch vị và dịch mật, giúp bảo vệ dạ dày.
3. Ăn tối quá no
Hầu hết mọi người sẽ có thói quen bỏ bữa sáng, ăn trưa cho có lệ để rồi tối ăn quá no. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì và hình thành vết loét trong dạ dày.
4. Vừa ăn vừa xem
Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa đọc sách báo, nhìn máy tính hay điện thoại. Việc này vô tình khiến dạ dày cảm thấy khó chịu vô cùng vì quá trình tiêu hóa cần lượng máu lớn. Cơ thể con người sẽ chuyển rất nhiều nguồn cung cấp năng lượng của đường tiêu hóa vào thời điểm này. Thế nên, vừa ăn vừa xem cái gì đó sẽ khiến bộ não vô hình "cạnh tranh" với dạ dày và ruột để lấy máu, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường.
5. Sử dụng chất kích thích
Bản thân rượu bia đã gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn gây xơ gan, viêm tụy mãn tính, từ đó làm nặng thêm tình trạng tổn thương của dạ dày. Tương tự như vậy, người hút thuốc lá cũng rất dễ bị viêm dạ dày. Nicotin có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày do thúc đẩy sự co bóp của mạch máu, đồng thời kích thích tiết axit dịch vị và protease, làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương niêm mạc.
6. Thuốc điều trị dạ dày
Trong số những loại thuốc điều trị đau dạ dày, có 3 loại thuốc dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày là: axit acetylsalicylic như aspirin, thuốc chống viêm như phenylbutazone, indomethacin, ibuprogen và thứ 3 là các loại thuốc nội tiết khác, nếu dùng thì phải kiểm soát liều lượng và có sự hướng dẫn từ bác sĩ, tốt nhất là nên uống sau bữa ăn.
7. Uống trà sau bữa ăn
Uống trà ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, axit tannic trong trà và protein trong thức ăn sẽ tạo ra chất đông tụ không dễ tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Nên uống trà nửa giờ sau bữa ăn để nó được phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, khử trùng và bảo vệ răng.
8. Thức khuya và lo lắng
Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, lo lắng thường được biểu hiện thông qua gan khí. Gan khí ứ trệ dễ chuyển thành nóng gan, từ đó dạ dày cũng "bốc hỏa" dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày.
Vì vậy, những người chịu áp lực công việc cao, tinh thần hay căng thẳng, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ, thức khuya dễ gây tiết axit dạ dày quá mức gây khó chịu. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc, giải tỏa đầu óc kịp thời, tránh căng thẳng để dạ dày luôn khỏe mạnh.
7 thời điểm quan trọng để chăm sóc dạ dày:
7:00 uống một cốc nước ấm: nó có thể làm ẩm khoang miệng, thực quản, niêm mạc dạ dày, đào thải chất nhày và mật bám trên niêm mạc, thúc đẩy nhu động ruột, bổ sung lương nước cơ thể bị mất. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều vào thời điểm này mà chỉ nên uống khoảng 100 ml.
10:00 đi dạo: tạm gác công việc lại một bên, hãy đứng dậy để tập một vài động tác thư giãn tay chân cơ bản để giúp dạ dày tiêu hóa bữa sáng tốt, uống thêm một chút nước để thúc đẩy tuần hoàn máu và thải độc.
Bổ sung đạm vào bữa trưa lúc 11:30: cần chú ý bổ sung chất đạm bằng cách ăn thịt nạc, cá, các chế phẩm từ đậu nành. Đứng một lúc sau khi ăn no để tránh tạo áp lực lên bụng quá mức gây trào nược dạ dày.
13:00: Nếu có thời gian, tốt nhất bạn nên chợp mắt một chút, khoảng nửa tiếng để não được nghỉ ngơi và phân phối nhiều máu tuần hoàn đến đường tiêu hóa, thúc đẩy qúa trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
17:30: Ăn tối nhẹ nhàng bởi hoạt động của trung tâm giấc ngủ và tuần hoàn máu vào ban đêm chậm hơn ban ngày, đồng thời chuyển động của đường tiêu hóa cũng chậm lại. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo dễ làm tăng lipid máu và máu lưu thông chậm. Điều này không chỉ dẫn đến tiêu hóa kém, béo phì mà còn có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
19:00: Cố gắng không nằm hoặc ngồi lâu sau bữa ăn. Chọn cách đi bộ, không vận động mạnh trong vòng nửa giờ sau ăn để dạ dày thực hiện tốt nhất công việc của mình.
Theo Báo Giao thông
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 2 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 23 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.