8 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ: Tập thể dục chỉ xếp cuối cùng, việc thứ 4 gây bất ngờ vì nó quá đơn giản
Dưới đây là 8 thói quen sống có tác dụng kéo dài tuổi thọ được các chuyên gia Trung Quốc đúc kết được, bạn nên đọc để biết bản thân có được bao nhiêu thói quen tốt này.
Trong thời đại ngày nay, dù là nam hay nữ, giàu hay nghèo, mỗi người đều không ngừng tìm cho mình những bí quyết để sống thọ và sống khỏe hơn, ví dụ như khám sức khỏe thường xuyên, uống các loại thuốc bồi bổ cơ thể... nhưng như vậy vẫn không đủ.
Tuổi thọ cao là kết quả của rất nhiều thói quen tốt trong cuộc sống. Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục là việc làm số 1 để nâng cao sức khỏe, đúng là chúng đem lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là tốt cho sự dẻo dai của xương khớp, xong tập thể dục chỉ là 1 trong nhiều thói quen sống tốt mà một người cần có. Dưới đây là 8 thói quen sống có tác dụng kéo dài tuổi thọ được các chuyên gia Trung Quốc đúc kết, bạn nên đọc để biết bản thân có được bao nhiêu thói quen tốt này.
1. Thái độ tích cực, tinh thần lạc quan
Tuổi thọ của một người liên quan chặt chẽ đến cảm xúc. Tinh thần càng tốt thì cơ thể càng khỏe mạnh và càng sống lâu. Nghiên cứu cho thấy, một người càng lạc quan thì càng có thể ổn định hệ thống nội tiết, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật.
Theo đánh giá của các chuyên gia đến từ Đại học Toronto Keri J. West (Mỹ): Những người có sức khỏe tâm thần cao nhiều khả năng tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng, tuân thủ chế độ điều trị, duy trì mối quan hệ xã hội gắn kết và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, góp phần kéo dài tuổi thọ.

2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ, các cơ quan ở trạng thái nghỉ ngơi, các tế bào và mô được sửa chữa. Ngược lại, thói quen thức khuya hoặc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, cản trở quá trình giải độc của cơ thể. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của gan và các cơ quan khác.
Vì vậy, nếu muốn sống thọ hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, đặc biệt phải ngủ trước 23h. Mỗi buổi trưa có thể nghỉ ngơi 20-30 phút có thể giải tỏa mệt mỏi và bảo vệ tim mạch.

3. Chỉ ăn no 7-8 phần
Muốn tốt cho sức khỏe thì nên ăn no đến 7 phần. Khi ăn, cần nhai và nuốt thật kỹ để hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn, tránh ăn quá no làm gánh nặng cho dạ dày và ruột.
4. Ăn một quả trứng vào buổi sáng
Người sống thọ thường ăn 1 quả trứng vào buổi sáng. Trứng là một món ăn sáng vừa giúp giảm cân vừa tốt cho sức khỏe. Trung bình mỗi quả trứng gà chỉ chứa khoảng 78 calo nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng khác, vì vậy chúng có thể làm hạn chế cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, theo các chuyên gia đến từ Đại học Y Harvard (Mỹ): Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố ngày 21 tháng 5 của tạp chí Heart chỉ ra rằng những người ăn một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 18% và nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 28% so với những người không ăn trứng.
5. Uống 8 cốc nước mỗi ngày
Nước chiếm 70% cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình đào thải chất, duy trì các chức năng cho cơ thể... Nếu muốn có sức khỏe tốt, mỗi người nên chủ động uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho thận hoặc khiến cơ thể bị phù nề vào sáng hôm sau.
6. Ăn ngũ cốc nguyên hạt 3 đến 4 lần một tuần
Với chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, chế độ ăn uống của con người ngày càng trở nên tinh tế hơn, con người hướng đến những gì lành mạnh nhất, vì thế ngũ cốc nguyên hạt rất được ưa chuộng.
Nghiên cứu cho thấy, mỗi người nên ăn ngũ cốc 3-4 lần ngũ cốc thô/tuần, chẳng hạn như yến mạch và ngô. Loại thực phẩm này có chứa chất xơ để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng tốc độ tiêu hóa, nhưng cũng để hỗ trợ giảm, đồng thời có tác dụng giảm huyết áp và ổn định lượng đường trong máu. Đó là lý do vì sao ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng đều đặn mỗi tuần để duy trì tuổi thọ.

7. Ăn cá 2 - 3 lần một tuần
Cá thuộc loại thịt có chất lượng đạm cao, thành phần ít béo, lại chứa nhiều axit béo không no, có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỗi tuần nên ăn cá 2 - 3 lần.
8. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường xương và cơ bắp.
Ngoài ra, tập thể dục có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, cải thiện chức năng tim phổi và tăng cường khả năng kháng bệnh. Để gia tăng tuổi thọ, người già nên ưu tiên các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, chẳng hạn như đạp xe, chạy bộ.
Chỉ cần tuân thủ 8 thói quen tốt trên là bạn có thể kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, sau khi bước vào tuổi 40, nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn và điều trị càng sớm càng tốt nhằm rút ngắn diễn biến của bệnh ở mức độ lớn nhất.
Tiểu Vy

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 8 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 11 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 12 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 17 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 21 giờ trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.