8 thực phẩm tránh dùng chung với sữa
Sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh nhưng cần lưu ý sữa kết hợp với một số thực phẩm có thể dẫn đến mệt mỏi, đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và khó chịu…
Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cần bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày và sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh đó. Sữa giàu chất dinh dưỡng như protein , canxi, vitamin A, B6, D, K, phốt pho, magie, iod… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm không nên tiêu thụ cùng với sữa.
Kết hợp thực phẩm với nhau làm phong phú món ăn nhưng không phải sự kết hợp thực phẩm nào cũng đúng cách. Theo Ayurveda - một trong những hệ thống chữa bệnh lâu đời nhất thế giới được phát triển hơn 5.000 năm trước ở Ấn Độ, có một số loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa vì có thể làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Dưới đây là danh sách 8 thực phẩm nên tránh cùng với sữa để hệ tiêu hóa và sức khỏe được tối ưu theo chuyên gia ẩm thực Ayurvedic, Tiến sĩ Surya Bhagwati (Ấn Độ):
1. Uống sữa khi ăn cá gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Cá được coi là rất có lợi cho sức khỏe nhưng không nên dùng sữa và cá cùng nhau vì hai loại thực phẩm không tương thích, kết hợp chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, làm thay đổi các phản ứng hóa học của cơ thể, làm suy yếu thêm hệ thống miễn dịch …
Do đó sau khi ăn cá nên đợi ít nhất 2 giờ mới uống sữa. Điều này cho phép cơ thể có thời gian để tiêu hóa protein và acid từ cá trước khi bổ sung thêm protein từ các sản phẩm sữa.
2. Sữa và chuối gây khó tiêu
Ăn chuối cùng sữa cùng nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Chuối chứa một loại enzyme gọi là amylase dễ làm hỏng protein trong sữa, dễ gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hoặc đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, ăn sữa cùng lúc với chuối còn làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp, tăng chất nhầy với người mắc các bệnh xoang, cảm lạnh , ho.
3. Sữa, sữa đông - phô mai tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về đường ruột
Ayurveda khuyên: Sữa chua, sữa đông và phô mai là những sản phẩm lên men không nên ăn cùng với sữa vì sự kết hợp này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về đường ruột.
4. Sữa uống cùng trái cây họ cam quýt gây nôn hoặc đau bụng
Mặc dù sữa và cam đều là những thực phẩm có lợi nhưng không nên kết hợp các loại thực phẩm có múi như (cam, quýt, bưởi…) vì protein trong sữa sẽ phản ứng với acid tartaric và vitamin C có trong cam.
Sữa thường mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và khi kết hợp với các món chua hoặc acid, có thể gây ợ nóng hoặc dẫn đến hình thành khí trong cơ thể. Một số người cũng không dung nạp lactose. Điều đó có nghĩa là họ khó tiêu hóa được lượng đường lactose có trong cơ thể.
Trái cây họ cam quýt nếu kết hợp với sữa dễ gây ra tình trạng chướng bụng, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, không kết hợp 2 loại này, trường hợp muốn uống hãy sử dụng cách nhau khoảng 2 tiếng.
5. Sữa và dưa
Thường sữa với trái cây được coi là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng những loại trái cây như dưa tiêu thụ cùng sữa thường có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Dưa lưới được biết đến là loại trái cây giàu hàm lượng nước và sữa có tác dụng nhuận tràng. Sự kết hợp thực phẩm không tương thích này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, có thể gây nôn. Vì vậy, tốt nhất là nên tránh sự kết hợp này.
6. Sữa và củ cải
Củ cải có nhiều lợi ích với sức khỏe, sữa là một loại thực phẩm hoàn chỉnh nhưng khi ăn cùng có thể làm nóng cơ thể từ bên trong và làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì vậy, Ayurveda cho rằng, phải tránh tiêu thụ sữa với củ cải vì hai loại thực phẩm này không tương thích với nhau, cản trở quá trình tiêu hóa.
7. Sữa và thực phẩm cay
Thực phẩm cay có thể kích thích sản xuất acid trong dạ dày, khi kết hợp với sữa có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đối với một số người. Thực phẩm cay làm tăng nguy cơ trào ngược acid hoặc khó tiêu khi dùng cùng với sữa.
8. Sữa và thực phẩm giàu protein
Mặc dù sữa vốn là nguồn cung cấp protein tốt nhưng việc tiêu thụ sữa cùng với các thực phẩm giàu protein khác như trứng, thịt hoặc đậu có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Sự kết hợp của nhiều nguồn protein gây khó tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Phát hiện rận mu làm tổ chi chít trên mắt người đàn ông ở Ninh Bình
Bệnh thường gặp - 8 phút trướcGĐXH - Bác sĩ phát hiện hàng trăm con rận mu trưởng thành, nhiều ấu trùng còn sống kèm vỏ kén chi chít dưới chân lông mi.
Cô gái 19 tuổi ở Hòa Bình nhập viện sau khi tiêm filler nâng ngực tại spa
Sống khỏe - 36 phút trướcGĐXH - Sau khi được tiêm chất làm đầy vào ngực, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng ngất, sau đó có dấu hiệu sốt rét run; ngực sưng và nổi nhiều u cục.
Thời tiết thay đổi, nhiều người mắc viêm phổi nặng phải thở máy, chuyên gia cảnh báo cách phòng ngừa
Y tế - 43 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, viêm phổi không chỉ là bệnh phổ biến mà còn đặc biệt nguy hiểm ở những người mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bé trai 11 tuổi đã mắc ung thư tinh hoàn, chuyên gia cảnh báo dấu hiệu phát hiện sớm bệnh
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn không cao nhưng bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
Hành trình 'tìm con' của bà mẹ 41 tuổi ở Lào Cai từng 3 lần sảy thai liên tiếp
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Hành trình tìm con tiếp theo của chị gặp nhiều khó khăn. Sau 4 lần phải hủy chu kỳ, chị may mắn đậu thai sau khi chuyển phôi ngày 6.
Tập thể dục kiểu 'ngược đời' giúp giảm cân, chống tiểu đường
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMột nghiên cứu từ Canada cho thấy một thời điểm tập thể dục siêu tốt mà ít ai nghĩ đến.
Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm
Y tế - 6 giờ trướcKết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.
Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột
Y tế - 16 giờ trướcTrong ca “siêu phẫu thuật” dài 12 tiếng, các bác sĩ đã phải cắt 3m ruột để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh rất hiếm.
Bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng dịp Tết, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số địa phương, bác sĩ đưa ra hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà.
Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện E vừa kịp thời cứu sống một trường hợp người bệnh nữ (63 tuổi, ở Nam Định) trong tình trạng nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng gồm chấn thương ngực kín, tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, suy hô hấp, gãy nhiều xương sườn và đặc biệt chấn thương cột sống gây mất hoàn toàn cảm giác ở hai chân… nguy cơ tử vong cao.
Liên tiếp 2 bệnh nhân bị đột quỵ khi thức giấc, bác sĩ khuyến cáo thấy dấu hiệu này cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả hai bệnh nhân đột quỵ đều hoàn toàn bình thường trước khi đi ngủ và khi thức giấc lúc gần sáng thì phát hiện liệt nửa người, méo miệng, nói khó...