8 tư thế yoga kích thích tiêu hóa, kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao là hậu quả của chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý và là nguy cơ cao dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Việc điều chỉnh lối sống, trong đó có thực hành các tư thế yoga hàng ngày có thể giúp bạn kiểm soát tốt cholesterol.
Theo thống kê, tại Việt Nam cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người có tình trạng cholesterol cao (chiếm tỉ lệ 39%), trong đó phụ nữ 50-60 tuổi chiếm 50%. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý.
Cholesterol cao là nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch cũng như đột quỵ , bệnh lý ước tính gây ra 2,6 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và kết hợp một số loại bài tập là điều bắt buộc để giảm mức cholesterol. Trong đó, b ạn cũng có thể tập yoga để kiểm soát cholesterol trong cơ thể.
1. Y oga giúp kiểm soát cholesterol như thế nào?
Cholesterol giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, dư thừa cholesterol dẫn đến tích tụ mảng bám trong lòng mạch máu, có thể cản trở quá trình lưu thông máu qua các động mạch. Cholesterol cũng có thể hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh có thể dễ dàng làm giảm cholesterol cao. Yoga làm giảm cholesterol bằng cách giảm hormone gây căng thẳng , cải thiện giấc ngủ ngon, gián tiếp kiểm soát cholesterol, giúp ích cho sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh đó, tập yoga còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, từ đó giúp giảm cholesterol.
2. T ư thế yoga giúp kiểm soát mức cholesterol tại nhà
1. Tư thế trái núi
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân chụm lại với nhau.
- Hít vào, đưa hai tay qua đầu, hai bàn tay đan lại, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Kiễng cao chân và đứng trên các đầu ngón chân .
- Ưỡn nhẹ cơ thể, nâng mặt hướng lên trên.
- Dồn trọng lượng cơ thể lên các đầu ngón chân, duỗi thẳng vai, cánh tay, ngực và giữ tư thế trong vòng 20 giây.
- Thở ra và trở về vị trí ban đầu.
Tác dụng: TS. Mickey Mehta, chuyên gia sức khỏe toàn diện hàng đầu thế giới người Ấn Độ cho biết , tư thế trái núi là một tư thế cơ bản trong yoga, là nền tảng để thực hiện các tư thế khó tiếp theo và không thích hợp với các trường hợp bị đau đầu , mất ngủ . Tư thế này cũng giúp cải thiện tư thế và tiêu hóa, góp phần gián tiếp vào việc kiểm soát cholesterol.
Tư thế trái núi
2. Tư thế tam giác Trikonasana
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân mở rộng sang hai bên và điều chỉnh chân phải hướng ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái hướng theo góc 15 độ.
- Từ từ nghiêng người sang bên phải, đưa tay phải áp xuống sàn cạnh phía trong chân phải.
- Tay trái đưa thẳng lên trần sao cho hai tay tạo thành một đường thẳng. Mắt nhìn theo tay trái.
- Giữ tư thế, điều hòa hơi thở và thực hiện đổi bên.
Tác dụng: Tư thế này giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, kéo giãn các bên của cơ thể và có thể làm giảm cholesterol. Không thực hiện tư thế nếu bạn bị tiêu chảy, đau đầu hoặc đang bị huyết áp thấp .
Tư thế tam giác
3. Tư thế ngồi gập người về trước
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng trước mặt, áp gót chân xuống sàn và hướng ngón chân thẳng lên trần.
- Hai tay giơ qua đầu, áp tai rồi từ từ đưa tay nắm ngón cái hai chân.
- Cúi người về phía trước sao cho bụng chạm đùi, đầu trán chạm chân.
Tác dụng: T ư thế này giúp kéo dài cơ gân kheo và có thể kích thích hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát cholesterol.
Tư thế gập người về phía trước
4. Tư thế rắn hổ mang
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng ra sau, úp mu bàn chân xuống sàn.
- Lòng bàn tay áp xuống sàn và áp vào thân người ở vị trí ngang ngực.
- Dùng lực của bàn tay nâng phần trên cơ thể lên nhưng không duỗi thẳng cánh tay mà giữ cánh tay hơi cong.
- Giữ hông cố định và thả lỏng thắt lưng . Giữ tư thế từ 15-30 giây.
Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang giúp củng cố cột sống và có thể tăng cường lưu lượng máu. Điều này rất quan trọng vì với lượng cholesterol cao, rất dễ gây tích tụ chất béo trong lòng mạch. Sau một thời gian, mảng bám phát triển gây hẹp lòng động mạch, khiến máu khó lưu thông, gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Tư thế rắn hổ mang
5. Tư thế vặn mình
Cách thực hiện:
- Ngồi duỗi thẳng chân về phía trước cơ thể, cột sống lưng thẳng.
- Gập chân phải sang phía bên trái và đưa chân trái ra phía ngoài đầu gối phải, lòng bàn chân úp xuống sàn.
- Đưa khủy tay phải gài ra ngoài đầu gối trái, tay trái đưa ra phía sau hông trái. Mắt nhìn theo vai trái ra sau.
- Giữ nguyên tư thế thở ra, hít vào thật dài và sâu. Đổi bên và lặp lại .
Tác dụng: Tư thế này có thể cải thiện tiêu hóa và tăng cường chức năng gan và tuyến tụy, kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đau thần kinh tọa không nên thực hiện tư thế này.
Tư thế vặn mình
6. Tư thế cây nến
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, đặt cạnh nhau, úp hai lòng bàn tay xuống sàn và đặt xuôi theo thân.
- Siết chặt cơ bụng và dùng lực của hai bàn tay, từ từ nâng chân lên theo phương thẳng đứng, giữ thẳng hai chân.
- Khi đã ổn định, nhẹ nhàng nâng mông và lưng lên đồng thời nâng người lên theo phương thẳng đứng, hướng lên trần nhà.
- Hai bàn tay vẫn úp xuống sàn hoặc đưa về phía thắt lưng để hỗ trợ lưng.
- Đẩy ngực về phía trước sao cho ngực chạm cằm.
Tác dụng: Ở tư thế này, lưng ở tư thế lộn ngược và được hỗ trợ bởi tay và vai. Hơn nữa, áp lực cũng dồn lên cổ nên có thể kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp giúp tăng cường trao đổi chất, do đó thúc đẩy giảm cân, từ đó giúp chống lại cholesterol cao.
Tuy nhiên, những trường hợp có vấn đề về cổ tay, cổ hoặc vai không nên thực hiện tư thế này cũng như trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Đồng thời, những người mắc bệnh phì đại tuyến giáp, gan hoặc lách, viêm cột sống cổ, trượt đĩa đệm, huyết áp cao hoặc các bệnh về tim khác phải tránh tuyệt đối.
Tư thế cây nến
7. Tư thế cây cầu
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, co đầu gối hướng lên trần nhà, hai bàn chân úp xuống sàn.
- Hai bàn tay đặt xuôi theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Ấn mạnh bàn chân và cánh tay xuống sàn làm điểm tựa, từ từ thở ra và nâng hông cao lên.
- Từ vị trí này, có thể giữ nguyên tay xuôi theo thân hoặc xoay mở vai, đưa hai tay đan vào nhau phía dưới lưng và duỗi thẳng hết mức có thể.
- Cố gắng giữ cho đùi và bàn chân của bạn song song, không để hai đầu gối chạm nhau.
- Giữ tư thế tối đa một phút và giữ nhịp thở đều.
Tác dụng: Tư thế cây cầu giúp tăng cường sức mạnh cho lưng và có thể tăng cường lưu thông máu.
Tư thế cây cầu
8. Tư thế gác chân lên tường
Cách thực hiện: Nằm xuống sàn, giơ cao chân và gác lên tường sao cho tường và thân mình tạo thành một góc 90 độ.
Tác dụng: Tư thế này giúp giảm căng thẳng, lo lắng có liên quan đến cholesterol . Bên cạnh đó, tư thế gác chân lên tường giúp máu lưu thông đến tim, hạ huyết áp và giúp điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác.
Tư thế gác chân lên tường.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 5 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 5 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 7 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 7 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 21 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 1 ngày trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...