80 tuổi vẫn được coi là “Chú em non trẻ” và bí quyết sống thọ của CLB H100
GiadinhNet - Ở Câu lạc bộ Hướng tới 100 tuổi (H100), 80 tuổi vẫn được coi là "chú em non trẻ". Bí quyết nào khiến các cụ sống thọ, sống khỏe như thế?
Bồi bổ sức khỏe bằng… làm việc
Cụ Nguyễn Hồng Cơ, nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, hiện đang nghỉ hưu ở ngõ 260 phố Đội Cấn (Hà Nội) hóm hỉnh cho biết: "Tôi đã vượt tuổi "xưa nay hiếm" (vừa tròn 80 tuổi), nhưng so với các bậc trưởng thượng thì tôi vẫn chỉ là một chú em non trẻ".
Chia sẻ bí kíp sống khỏe, sống trường thọ, cụ Hồng Cơ cho hay từ trẻ tới nay cụ luôn luôn yêu thích làm việc. Trong cuộc đời cụ đã trải qua 28 "nghề" (được coi là "nghề" vì nhờ việc đó mà giúp cụ có nguồn thu cho gia đình).

Cụ Nguyễn Hồng Cơ luôn giữ cho mình sống vui, sống khỏe.
Từ mười tuổi cụ đã biết theo anh chị em lên rừng kiếm củi, vác chuối về nuôi lợn, phát nương, làm ruộng. 15 tuổi, cụ đã đi làm nghề in phóng ảnh gia công cho Nhà nước.
Sau đó, cụ Hồng Cơ làm kế toán, dạy học, làm cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ chính trị, quân sự, làm báo, dệt len, nuôi chim cút, chó cảnh, đóng tủ đứng, tủ ly chất lượng cao, chụp ảnh, quay phim, tự lắp ráp máy vi tính, cài đặt, sử dụng nhiều chương trình để làm ảnh, làm sách, dựng phim, giao lưu trên Internet…
Mấy năm gần đây cụ bà 3 lần bị đột quị do tai biến mạch máu não đã không thể tự đứng lên, ngồi xuống được. Các con, cháu bận đi học, đi làm thì cụ kiêm luôn nghề ô sin thực thụ. Làm việc gì cụ cũng tìm ý nghĩa tích cực của việc đó. Ví như khi quét và lau nhà cụ nghĩ: "Nhà sạch thì mát"; Rửa bát, chén thì nghĩ: "Bát sạch ngon cơm", quần áo cụ không giặt máy mà giặt bằng tay để cân bằng với lao động trí óc. Mỗi khi giũ quần áo để phơi cụ đếm đủ 5 lần cho đạt "số sinh" (trong vòng sinh, lão, bệnh, tử - PV).
Với cụ Hồng Cơ, tuổi trẻ lao động là nguồn sống, khi về già lao động giúp cụ giữ gìn sức khỏe. Vài năm nay cụ phân chia thời gian trong ngày như sau: 3-4 giờ làm việc trên máy vi tính; 2-3 giờ truy cập Internet; 5-6 giờ phục vụ vợ và bản thân. Thời gian còn lại cụ dành đi họp, giao lưu, hoạt động tâm linh và ngủ.
Trong ăn uống, cụ Cơ coi trọng ích lợi cho sức khỏe. Cụ thể:
- Sáng ngủ dậy súc miệng bằng rượu trầu cau, rồi uống chanh và mật ong pha nước ấm.
- Ăn một bát hỗn hợp gồm cám gạo, bột của mươi loại hạt đậu, sữa bột và năm, mười vị thuốc Nam đã xay thành bột giúp làm sạch mạch máu và bồi bổ ngũ tạng.
- Bữa cơm ăn nhiều rau, đậu, cá, tương ớt.
- Giữa buổi ăn sữa chua lô hội, café và trà. Hứng lên thì uống vài chén rượu thuốc…
Nếp sinh hoạt của cụ Hồng Cơ hàng ngày đều đặn nhiều năm nay như thế, nên tính từ năm 1988 đến nay, cụ chỉ "tới thăm" bệnh viện có 2 lần (tới chứ không phải nằm viện). Thuốc chữa bệnh chủ yếu cụ dùng là mấy thứ. Cụ Hồng Cơ thường xuyên dùng các loại thực phẩm chức năng chế biến sẵn hoặc cây, củ Việt Nam như củ mài, quả óc chó, lá mơ tam thể, quả sung, mùi tàu, diếp cá…
Hàng ngày cụ thường day bấm huyệt, luyện khí công, thiền… để tự chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe, luôn yêu đời, yêu người là yếu tố hàng đầu cho cuộc sống trẻ lâu. Về tâm linh, cụ đặc biệt giữ gìn, nêu cao tinh thần ơn nghĩa Tổ tiên, sẻ chia, hòa đồng, vui sống, tiết chế tham – sân - si; bằng lòng với cái mình có, không suy bì, tị nạnh, trời cho đến đâu vui đến đấy, ăn ngon miệng, ngủ yên giấc là phú quý nhất rồi.

Cụ Bùi Hữu Giao, Chủ nhiệm CLB Hướng tới 100 tuổi.
Ăn ít chất đạm, gần như ăn chay
Cụ Bùi Hữu Giao, 87 tuổi, Chủ nhiệm CLB chia sẻ bí quyết sống thọ của mình bằng cách ăn nhiều rau ít thịt.
Cụ Giao tốt nghiệp Đại học Sư phạm (khoa Vật lý) năm 1960, từng là nhà giáo, nhà báo (báo Quân đội Nhân dân 8 năm, từ 1968 – 1976). Sau đó cụ chuyển vào Nam, được tiếp cận với rất nhiều sách, đi theo con đường của cụ Nguyễn Hiến Lê – nhà chuyên viết sách về học làm người – để được học làm người. Nhờ những cuốn sách quý đó mà ngày nay cụ mới viết được cuốn sách "Hành trang đời người".
Từ 1955 cụ Giao đã nghiên cứu về việc cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển tốt, hạn chế những cái không hay do ăn uống sai lầm gây ra. Cụ không ăn chay, không thực hiện cách ăn chay, nhưng bữa ăn của cụ gần như ăn chay (rau hoa quả là chính, ăn gạo lứt, thịt cá thì ăn ít). Theo cụ, chỉ cần ăn uống sai lầm trong 6 tháng là nhuốm bệnh. Ta cần đưa vào cơ thể lượng lương thực thực phẩm hợp lý, ăn uống đúng, đủ dinh dưỡng thì sau 1 năm là thay đổi cơ thể 98% theo chiều hướng tốt.
Chia sẻ bí quyết sống thọ, cụ cho biết từ 1955 đã thực hiện 9 bí quyết sống thọ của các nhà khoa học khoa Lão hóa (Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô cũ) công bố. 9 bí quyết sống thọ là của Viện được cụ bổ sung thêm yếu tố tinh thần - cực kỳ quan trọng để sống thọ. Những bí quyết này cụ đã viết trong cuốn sách "Hành trang đời người" được coi là cẩm nang cho cuộc sống vì dùng cho cả cuộc đời.
Cuốn sách viết công phu, trong đó 40 năm cụ dày công đi tìm tư liệu. 10 tháng rút tư liệu để làm sườn sách. Cụ Giao viết sách trong 6 năm, sửa đi lại, tới năm 2000 thì cụ cho ra đời cuốn sách, và từ đó tới năm 2017 tái bản tới 11 lần.

Cụ Nguyễn Hồng Cơ vui vẻ cùng các cụ ở CLB Hướng tới 100 tuổi cắt bánh sinh nhật.
10 bí quyết sống thọ của cụ Bùi Hữu Giao gồm:
1. Phải lao động, không được chơi không – đó là điều quan trọng nhất. Mọi người phải hài hòa lao động trí óc với lao động chân tay. Người lao động trí óc thì mỗi ngày phải dành 1 giờ để lao động chân tay (nếu không có điều kiện lao động chân tay thì thay bằng thể thao, thể dục). Người lao động chân tay mỗi ngày phải dành 1 giờ để lao động trí óc. Xem ti vi hàng ngày chưa tốt, mà tốt nhất là phải đọc sách, báo.
2. Ăn nhiều rau, ít thịt.
3. Thể dục buổi sáng 15 phút mỗi ngày.
4. Mỗi sáng luyện thở sâu 10-15 lần: Hít căng lồng ngực, nín thở mấy giây rồi từ từ thở hết ra. Lặp lại nhiều lần đến hết 15 phút.
5. Tắm: Kể cả ngày rét nhất cũng không được để quá 7 ngày mới tắm.
6. Đi ngoài mỗi ngày 1 lần vào giờ cố định (việc bài tiết thải độc hàng ngày rất quan trọng).
7. Mặc hợp thời khí: Mùa đông phải mặc ấm áp, mùa hè mặc mát.
8. Mỗi năm tổng kiểm tra sức khỏe 1 lần, có bệnh thì chữa ngay.
9. Mỗi đêm ngủ 7-8 giờ. Buổi trưa ngủ ít nhất 15 phút. Ngủ nhiều quá không tốt, mà ngủ ít cũng không tốt.
10. Tinh thần: Yếu tố tinh thần quan trọng cực kỳ. 1 đêm căng thẳng có thể mệt mỏi, bạc tóc luôn. Thái độ sống tích cực, yêu đời, vui vẻ, rộng lượng tha thứ, hướng thiện, biết quẳng gánh lo để vui sống, hài lòng với cuộc sống hiện tại, sống vô tư với xã hội, thanh thản với quá khứ, vui sống với hiện tại, lạc quan tin tưởng ở tương lai…
Uyển Hương

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.