Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 điều phụ nữ phải nhớ khi vệ sinh ngày “đèn đỏ”

Thứ năm, 10:00 14/04/2016 | Sống khỏe

Phụ nữ cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt để giúp cơ thể sạch sẽ, làm giảm cơn đau bụng, đau lưng.

Dưới đây là những kiến thức quan trọng cho chị em phụ nữ trong ngày "đèn đỏ":

Chọn phương pháp vệ sinh trong ngày “đèn đỏ”

Khi tới ngày “đèn đỏ” có nhiều phương án lựa chọn cho nữ giới như sử dụng băng vệ sinh, khăn giấy vệ sinh hoặc tampon. Nếu bạn sử dụng tampon, điểm bất lợi của nó chính là khả năng thấm hút kém nhất so với 2 loại kia. Vì thế, tốt hơn bạn nên sử dụng băng vệ sinh và tampon phối hợp với nhau, phụ thuộc vào từng ngày trong chu kì. Với những ngày cuối, khi lượng máu không còn nhiều, bạn có thể sử dụng tampon, hoặc trong những thời điểm đặc biệt như đi du lịch, tắm biển bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để hỗ trợ.

Một số phụ nữ lựa chọn băng vệ sinh, tampon theo thương hiệu hoặc thấy phần đông người sử dụng thì mua. Tuy nhiên, cách tốt nhất chính là việc sử dụng thử một số loại khác nhau, thường xuyên thay đổi và lựa ra loại nào phù hợp nhất với cơ thể mình vì đôi khi thương hiệu hoặc sản phẩm đông người sử dụng chưa chắc đã phải là tốt nhất với bạn.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Máu kinh nguyệt một khi đã rời khỏi cơ thể nó bị nhiễm khuẩn bẩm sinh của cơ thể, vì thế nếu không thay băng thường xuyên sẽ dễ bị lây nhiễm. Quy tắc này áp dụng cho tất cả mọi ngày, kể cả những ngày lượng máu không có nhiều vẫn cần phải thay băng thường xuyên vì chiếc băng ở vùng kín sẽ ẩm ướt, dễ lây bệnh cho “cô bé” hoặc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, mẩn đỏ cho da.

Thời gian để thay băng vệ sinh là trung bình 6 giờ 1 lần (với điều kiện dù cho bạn thải ra ít lượng máu), còn với trường hợp lượng thải ra nhiều, bạn có thể thay 2 giờ 1 lần, tùy thuộc vào cơ thể bạn. Với những phụ nữ có “dòng chảy nặng” thì cần phải thay đổi thường xuyên hơn nữa.

Những người sử dụng giấy vệ sinh hoặc tampon cũng tương tự, bạn cần phải thay đổi đều đặn, không sử dụng quá lâu trong ngày.

Rửa vùng kín thường xuyên

Trong những ngày kinh nguyệt, máu có xu hướng “cư trú” ở những lớp cấu tạo của vùng kín nên phụ nữ cần phải rửa lượng máu dư thừa này đi để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đánh bại mùi hôi âm đạo trong những ngày nhạy cảm. Nếu bạn không thể rửa thường xuyên do đi làm hoặc điều kiện không tiện thì nhớ đảm bảo sử dụng giấy vệ sinh, khăn giấy sạch sẽ để lau trong ngày.

Không sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh âm đạo

Âm đạo có cơ chế làm sạch riêng của mình mà một trong số đó là sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Rửa âm đạo bằng xà phòng có thể giết chết vi khuẩn tốt và vô tình làm cho bạn bị nhiễm trùng từ việc tưởng như sạch sẽ này. Vì vậy, khi bạn tắm rửa thường xuyên trong giai đoạn kinh nguyệt, tất cả những gì bạn nên làm là sử dụng nước ấm. Bạn có thể sử dụng xà phòng nhưng chỉ ở bên ngoài, tuyệt đối không đưa xà phòng vào rửa sâu trong âm đạo.

Sử dụng kĩ thuật rửa đúng cách

Luôn luôn rửa và làm sạch vùng kín bằng phương pháp di chuyển từ trước ra sau, từ vùng kín ra hậu môn và tuyệt đối không làm điều ngược lại. Nếu làm theo chiều ngược lại bạn sẽ đưa vi khuẩn từ khu vực bẩn nhất tiếp xúc với “cô bé” và gây ra viêm nhiễm.

Loại bỏ băng vệ sinh, tampon đã sử dụng đúng cách

Một điều cần thiết nữa là bạn cần phải loại bỏ băng vệ sinh một cách cẩn thận nếu không nó sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, có mùi hôi trong nhà. Gói nhỏ chiếc băng đã sử dụng vào một chiếc túi nilon nhỏ để đảm bảo rằng nó không tỏa mùi hoặc lộ ra trước khi cho chúng vào thùng rác. Không nên ném chúng vào bồn cầu vì sẽ gây tắc.

Quan trọng hơn là bạn bắt buộc phải rửa tay thật sạch sau khi loại bỏ chúng vì bạn đã chạm vào những thứ có chứa vi khuẩn, nếu không rửa tay sẽ làm tay bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ. (Ảnh minh họa)

Cẩn thận với nổi mẩn vì dùng băng vệ sinh

Khi sử dụng băng vệ sinh thường xuyên, nhất là với người có “dòng chảy nặng”, thời gian kinh nguyệt kéo dài sẽ dễ bị mưng đỏ, đau và rát ở vùng kín và xung quanh khu vực này. Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ.

Không sử dụng hai miếng băng vệ sinh 1 lúc

Với một số phụ nữ tiết ra lượng máu lớn mỗi lần “đến ngày”, họ có suy nghĩ sử dụng 2 băng vệ sinh một lúc để tránh tràn ra ngoài và đỡ phải mất công thay băng nhiều. Điều này hoàn toàn không nên. Hai miếng đặt cạnh nhau sẽ hấp thụ máu và vi khuẩn dẫn tới bí bách cho bạn. Tốt hơn hết, nếu bạn có “dòng chảy nặng”, hãy chịu khó thay băng thường xuyên hơn để tránh việc tràn băng.

Đi tắm thường xuyên

Một số người đưa ra lời khuyên rằng không nên tắm thường xuyên trong thời gian này, đó là một lời khuyên ngớ ngẩn. Điều này chỉ đúng với phụ nữ xa xưa, khi họ tắm ở ao, suối, sông, hồ và việc họ tắm vào ngày “đèn đỏ” có thể sẽ lan tràn ra dòng nước và quan trọng hơn là dễ nhiễm khuẩn từ nguồn nước không đảm bảo đó.

Nhưng với hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh và nguồn nước sạch hiện nay, bạn cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt. Việc tắm không chỉ làm sạch cơ thể của bạn mà còn mang lại cho vùng kín một sự thoải mái, dễ chịu. Nó cũng làm giảm đau bụng kinh, đau lưng, cải thiện tâm trạng của bạn, làm cho bạn cảm thấy đỡ bí bách hơn. Một lời khuyên tốt nữa là bạn nên đứng dưới vòi hoa sen nước ấm, bạn sẽ thấy bớt đau lưng, đau bụng hơn rất nhiều.

Theo Minh Khuê/Khampha.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 8 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 9 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 14 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Top