Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 loại văcxin được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống con người

Thứ ba, 08:24 08/08/2017 | Sống khỏe

Dự kiến sẽ có trong 10 năm tới, văcxin ung thư, chống nghiện heroin và Zika được kỳ vọng tạo nên bước ngoặt y tế.

Văcxin là một trong những lá chắn quan trọng nhất của nhân loại. Nó xóa sổ bệnh đậu mùa và gần như tiêu diệt hoàn toàn bệnh bại liệt, bảo vệ con người khỏi hàng loạt mối đe dọa.

Ngày nay, giới khoa học tiếp tục phát triển văcxin cho các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 9 loại văcxin quan trọng đang được nghiên cứu, hứa hẹn ra mắt trong 10 năm tới để thay đổi cuộc sống con người, theo Business Insider.

Văcxin bệnh lậu


Bệnh lậu bắt đầu kháng thuốc. Ảnh: CDC.

Bệnh lậu bắt đầu kháng thuốc. Ảnh: CDC.

Bệnh lậu thường được điều trị bằng kháng sinh nhưng đã bắt đầu kháng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận ít nhất 3 trường hợp nhiễm siêu khuẩn lậu không thể chữa khỏi và kêu gọi phát triển văcxin bệnh lậu bên cạnh việc điều chế kháng sinh mới.

Mới đây, các nhà khoa học New Zealand phát hiện vi khuẩn gây viêm màng não và bệnh lậu liên quan với nhau chặt chẽ như "họ hàng" nên nhiều khả năng có thể tạo ra văcxin bệnh lậu từ văcxin viêm màng não.

Văcxin ung thư

Hiện đã có văcxin phòng một số bệnh ung thư như văcxin HPV (ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, miệng) và văcxin viêm gan B (ngừa ung thư gan).

Ngoài ra, văcxin dành cho người đã được chẩn đoán ung thư đang trong giai đoạn thử nghiệm. Năm 2010, các nhà khoa học thử nghiệm văcxin cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và thu được kết quả khả quan. Sau khi vào cơ thể, loại văcxin này lập trình lại hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

Văcxin sốt rét

Sốt rét là bệnh lây qua muỗi, dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như suy tạng. Báo cáo mới của WHO cho biết 3 quốc gia đã đăng ký tham gia chương trình thí điểm văcxin sốt rét vào năm 2018.

Văcxin Ebola


Nữ y tá cầm kim tiêm chứa văcxin Ebola. Ảnh: Reuters.

Nữ y tá cầm kim tiêm chứa văcxin Ebola. Ảnh: Reuters.

Sau cuộc thử nghiệm trên 6.000 người, tập đoàn dược phẩm Merck kết luận văcxin Ebola đạt hiệu quả 100%. Sắp tới, các thử nghiệm khác được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng bảo vệ lâu dài của văcxin.

Văcxin HIV

Tháng 7 năm nay, hãng Johnson&Johnson tuyên bố giai đoạn thử nghiệm đầu tiên của văcxin HIV-1 trên người khỏe mạnh thành công, tạo phản ứng miễn dịch và dung nạp tốt. Hanneke Schuitemaker, Phó Chủ tịch Johnson&Johnson kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu văcxin cho biết công ty này đã mất 12-13 năm nghiên cứu và sẽ tiếp tục đến cùng.

Văcxin Norovirus

Norovirus gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy có mức độ lây nhiễm rất cao. Tại Mỹ hàng năm 21 triệu người bị ảnh hưởng bởi loại virus này.

Để phòng chống Norovirus, Công ty dược phẩm Vaxart đã phát triển văcxin dạng viên và thu được thành công khi thử nghiệm văcxin trên người hồi tháng 2 vừa qua.

Văcxin cúm

Hầu hết văcxin chỉ đòi hỏi vài mũi tiêm trong đời nhưng đối với bệnh cúm, con người cần tiêm đi tiêm lại nhiều lần do virus dễ đột biến. Nhằm cải thiện tình trạng này, tập đoàn Sanofi quyết định nghiên cứu loại văcxin cúm mới, toàn diện và mạnh mẽ hơn. Nếu thành công, chỉ một mũi tiêm cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm trong vài năm.

Văcxin chống nghiện heroin

"Văcxin sẽ phá hủy lượng heroin vào cơ thể trước khi nó đến não và khiến bệnh nhân phê", Roger Crystal, Giám đốc điều hành Công ty Opiant đang điều chế văcxin chống nghiện heroin cho biết. Loại văcxin này còn được kỳ vọng giúp người nghiện phục hồi sức khỏe.

Văcxin Zika


Một em bé bị bệnh đầu nhỏ do virus Zika.

Một em bé bị bệnh đầu nhỏ do virus Zika.

Sau khi Zika trở thành dịch bệnh toàn cầu năm 2016, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu văcxin phòng căn bệnh này. Tháng 3 năm nay, văcxin Zika bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ hai với sự tham gia của 2.490 công dân châu Mỹ.

Dự kiến quá trình thử nghiệm kết thúc vào năm 2019.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 17 giờ trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Top