9 sai lầm khi dùng thuốc cao huyết áp khiến người bệnh trả giá đắt
Dùng thuốc là quy tắc sống còn trong điều trị huyết áp cao. Thế nhưng, việc dùng thuốc không đúng cách lại là con dao hai lưỡi, gây nguy hiểm cho người bệnh, khiến biến chứng xuất hiện nhanh hơn, người bệnh chịu tác dụng phụ nhiều hơn, thậm chí gây tai biến, đột quỵ ngay tức thì.
1. Tự ý tăng liều thuốc
Khi nhức đầu, khó chịu…, người bệnh cho rằng huyết áp tăng cao, rồi tự tăng liều. Trên thực tế, tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch.
Chính vì thế, khi cảm thấy nhức đầu, khó chịu, thậm chí huyết áp có tăng nhẹ so với huyết áp mục tiêu, chúng ta không nên tự ý tăng liều thuốc, đồng thời nằm nghỉ ngơi ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí.
2. Tự ý ngừng thuốc, không theo đuổi liệu trình
Nhiều người bệnh sau khi dùng thuốc điều trị, huyết áp đã nhanh chóng trở về mức bình thường, vì thế cho rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Thế nhưng, khi tự ngừng thuốc, huyết áp có thể đột ngột tăng cao, gây ra tai biến.

3. Dùng thuốc không đúng giờ
Việc uống thuốc điều trị cao huyết áp phải đúng giờ, đều đặn tùy thuộc theo thời gian của từng loại thuốc chứ không được tùy tiện uống bừa bãi. Người bệnh nên uống theo giờ chỉ định của bác sĩ hoặc đúng theo tờ toa thuốc hướng dẫn.
4. Dùng chung đơn thuốc với người khác
Thuốc điều trị huyết áp cao phải phù hợp với mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh, từng giai đoạn của bệnh, có biến chứng hay không và các bệnh lý khác liên quan…. Cùng 1 loại thuốc có hiệu quả với người này nhưng lại không có hiệu quả với người khác, chỉ định được cho người bệnh này nhưng lại là chống chỉ định cho người bệnh khác.
Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc .
5. Không khám định kỳ, chỉ dùng mãi một đơn thuốc
Khi cao huyết áp ngày càng nặng hơn, nó có thể làm xuất hiện hay nặng thêm các bệnh lý liên quan. Vì thế, cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn. Cần tuân theo lịch hẹn khám lại theo định kỳ, không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.
6. Không phối hợp đúng với chế độ ăn, luyện tập
Phần lớn người huyết áp cao chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc là đủ, nên không kiêng khem, luyện tập thể dục khiến cho cao huyết áp tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát.
Người bệnh cần hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g, hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ,…
Cùng với đó, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, chơi một số môn thể thao đơn giản với thời gian 30 – 40 phút/ngày. Có thể chọn những môn thể thao như đi bộ vừa, chạy bộ, không nên lựa chọn các môn luyện tập cần vận động mạnh.
7. Khi mắc bệnh khác, chưa chú ý đúng mức đến điều trị tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi người bệnh chỉ chú ý nhiều hơn đến các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn mỡ máu,...
Trong khi đó, nếu kiểm soát huyết áp tốt thì sẽ làm chậm xuất hiện hay làm giảm tiến triển các bệnh này. Như vậy, đừng quên kiểm soát huyết áp khi đang mắc đồng thời các bệnh khác.
8. Người cao tuổi chưa quan tâm đúng mức việc kiểm soát huyết áp
Người cao tuổi thường cho rằng, khi lớn tuổi thì mạch máu bị xơ cứng nên bị cao huyết áp là lẽ đương nhiên. Tuy vậy, các nghiên cứu y khoa đều đã kết luận rằng, điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi giúp làm giảm các nguy cơ tử vong do tim mạch và giúp tăng tuổi thọ.
9. Chưa nhận thức đúng vai trò của thảo dược
Huyết áp cao là căn bệnh cần điều trị suốt đời. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thuốc tây sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề người cao huyết áp gặp phải. Người bệnh cần sử dụng phương pháp Đông - Tây y kết hợp, nghĩa là dùng thêm các thảo dược điều trị huyết áp cao.
Ưu điểm nổi bật khi kết hợp dùng thảo dược trong điều trị bệnh là hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, phòng ngừa nguy cơ tai biến,…
Những thảo dược có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp phải kể đến như Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa, Giáng áp hợp tễ. Đây là các thảo dược quý có trong Hạ Áp Ích Nhân – sản phẩm hàng đầu trên thị trường có công dụng vừa hạ huyết áp, vừa phòng tai biến.

Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương kết luận: “Hạ Áp Ích Nhân giúp hạ và ổn định huyết áp, giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… giúp ngăn ngừa tai biến, an toàn không có tác dụng phụ”.
Để biết thêm các biện pháp phòng và điều trị cao huyết áp, người bệnh có thể truy cập website huyetapcao.vn hoặc gọi về số máy 0911.182.666 hoặc 024.7305.6199/ 028.7305.6199 để được nghe tư vấn giải đáp của các chuyên gia y tế.
PV

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcVitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Sống khỏe - 4 giờ trướcCó nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 8 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 10 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 22 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...