9 tác dụng phụ của thuốc nhất định không được bỏ qua
Các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Đa số các tác dụng phụ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng một số tác dụng phụ của thuốc không bao giờ được bỏ qua...
Thuốc được sản xuất để giúp chữa lành cơ thể, làm giảm các triệu chứng, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng… Tuy nhiên, chúng cũng có thể đi kèm với tác dụng phụ . Trong một số trường hợp, việc nhận biết và giải quyết kịp thời các tác dụng phụ này có thể là vấn đề sống còn của người bệnh.
Dưới đây là 9 tác dụng phụ của thuốc mà bạn cần lưu ý:
1. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là tác dụng phụ cần lưu ý
Mặc dù hiếm gặp, một số người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng ( sốc phản vệ ) sau khi dùng thuốc, đặc biệt đối với các thuốc kháng sinh penicillin hoặc sulfa... hoặc có thể do thành phần không hoạt tính có trong thuốc (như thuốc nhuộm nhân tạo). Đây là lý do tại sao người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ danh sách các loại dị ứng mà bạn gặp để cân nhắc khi dùng thuốc.
Các triệu chứng phản vệ thường bắt đầu ngay sau khi dùng thuốc, nhưng cũng có thể phát triển sau đó vài giờ gồm: Da đỏ hoặc ngứa, nổi mề đay ; sưng mặt, môi hoặc lưỡi; khó thở; đau bụng; nôn mửa hoặc tiêu chảy; nhịp tim nhanh ; chóng mặt…
Loại phản ứng này có thể tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Phát ban hoặc thay đổi da
Một số phản ứng da khác nhau có thể xảy ra sau khi dùng thuốc, mặc dù hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng vẫn có thể xảy ra. Những phản ứng này có thể bao gồm hội chứng Stevens – Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) và phản ứng thuốc với tình trạng tăng bạch cầu ái toan với các triệu chứng toàn thân (DRESS).
Những phản ứng này thường liên quan đến phát ban với các triệu chứng khác trên toàn cơ thể, chẳng hạn như sốt, có thể phát triển vài tuần sau khi bắt đầu điều trị hoặc đôi khi là sau ngừng dùng một loại thuốc. Nếu bạn nhận thấy phát ban mới cùng với các triệu chứng mới khác, sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
3. Đau ngực

Đau ngực là một tác dụng phụ không được bỏ qua.
Đau ngực không phải lúc nào cũng có nghĩa là đau tim và không được bỏ qua. Trong trường hợp người bệnh đang dùng một số loại thuốc nhất định, cơn đau ngực không thuyên giảm có thể là điều đáng lo ngại. Mặc dù không phổ biến, một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ đau tim và nếu người bệnh có bệnh tim từ trước hoặc các yếu tố nguy cơ khác, cần dùng thuốc một cách thận trọng hoặc tránh hoàn toàn.
Nếu người bệnh bị đau ngực, đặc biệt là cơn đau dữ dội, không thuyên giảm hoặc ngày càng tệ hơn, hãy đi khám kịp thời.
4. Nhịp tim không đều
Một số loại thuốc có thể kéo dài thời gian tim cần để thiết lập lại giữa các nhịp đập. Đây được gọi là kéo dài QT (hoặc hội chứng QT kéo dài). Kéo dài QT có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim có khả năng đe dọa tính mạng.
Khoảng QT kéo dài không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể phát hiện ra trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn nên đi khám ngay nếu bị nhịp tim nhanh, rối loạn…
5. Chảy máu
Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu để điều trị hoặc ngăn ngừa cục máu đông, chảy máu là tác dụng phụ thường gặp. Ví dụ về thuốc làm loãng máu bao gồm: Warfarin, apixaban, rivaroxaban, aspirin, clopidogrel… Khi dùng những loại thuốc này, bạn có thể thấy chảy máu nhẹ, chẳng hạn như bầm tím nhiều hơn, chảy máu nướu răng… Điều này không nhất thiết là nghiêm trọng, nhưng vẫn nên thông báo cho bác sĩ biết.
Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, bao gồm: Chảy máu mũi, đặc biệt là nếu khó cầm máu; phân có máu hoặc màu đen; tiểu máu; đau đầu dữ dội; vết bầm tím bao phủ một phần lớn cơ thể…
Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng một số loại thuốc khác cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, thường xảy ra khi dùng nhiều hơn một loại thuốc hoặc kết hợp với thuốc làm loãng máu. Ví dụ: Ibuprofen, fluoxetine, venlafaxine…
6. Động kinh
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị động kinh, ngay cả khi bạn chưa từng bị động kinh trước đây. Điều này là do chúng có thể làm giảm ngưỡng động kinh, tức là khả năng bạn bị động kinh. Vì vậy, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số tương tác thuốc nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ co giật. ..
7. Buồn nôn dữ dội và đau dạ dày
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, đau dạ dày và các tác dụng phụ khác ở đường tiêu hóa (GI). Mặc dù khó chịu, nhưng những tác dụng phụ này thường nhẹ và cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi tác dụng phụ của GI có thể trở nên nghiêm trọng mặc dù hiếm gặp. Tình trạng này có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn từ thuốc, chẳng hạn như viêm tụy hoặc túi mật...
Đau dạ dày nghiêm trọng, ngày càng tệ hơn hoặc không khỏi cần phải đi khám. Vàng da và mắt có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến tụy hoặc túi mật, cũng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng GI nào khác.
8. Thay đổi trạng thái tinh thần
Thay đổi trạng thái tinh thần là một tác dụng phụ khác của thuốc không nên bỏ qua với biểu hiện: Lú lẫn đột ngột, ảo giác , khó suy nghĩ hoặc ghi nhớ mọi thứ, kích động, hung hăng…
Những thay đổi về trạng thái tinh thần do thuốc thường không phổ biến, nhưng chúng có thể xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi. Những thay đổi về trạng thái tinh thần có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả thuốc, nên phải giải quyết chúng ngay lập tức.
9. Thay đổi thị lực
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thị lực như mất thị lực đột ngột, nhìn đôi hoặc bất kỳ triệu chứng thị giác bất thường nào khác. Đôi khi những thay đổi về thị lực này có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn ngoài những tình trạng chỉ ảnh hưởng đến mắt.
Nếu bạn nhận thấy thị lực thay đổi cùng với cơn đau đầu mới, cần đi khám ngay lập tức.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời
Y tế - 8 giờ trướcTrong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcMột người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.

6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Uống 6 quả chanh mỗi sáng để thải độc cơ thể và sự hối hận của một nạn nhân khi tin theo mạng xã hội
Sống khỏe - 12 giờ trướcChanh không xấu, nhưng nếu dùng sai cách, thì có thể trở thành độc dược.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

Lợi ích và tác hại của chè vằng bạn cần biết
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Cành và lá của chè vằng được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y, vậy nên chúng mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc sử dụng chè vằng sai cách cũng sẽ khiến chúng ta gặp phải những ảnh hưởng không tốt.

Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị
Mẹ và bé - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm lý tưởng để nhiều gia đình đưa trẻ đi chơi xa, về quê hoặc du lịch dài ngày. Tuy nhiên, việc di chuyển, thay đổi môi trường, thời tiết, sinh hoạt có thể khiến trẻ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như sốt, tiêu chảy, say xe, dị ứng hoặc côn trùng cắn…

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Ba thói quen khiến bạn "già" từ tuổi 36
Sống khỏe - 17 giờ trướcMột số thói quen xấu có thể khiến bạn mới ngoài 30 nhưng đã phải đối diện với những bất ổn sức khỏe vốn thường gặp ở người 50, 60 tuổi.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.