Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai cố vấn bài phát biểu "chạm trái tim" của Obama?

Thứ sáu, 08:27 27/05/2016 | Xã hội

Bài phát biểu của Tổng thống Obama sáng 24/5 tại Hà Nội là một ví dụ rõ nét nhất của ứng dụng của các ngành khoa học xã hội, mà cụ thể là ngành Việt Nam học trong đời sống.

Dấu ấn của giới hàn lâm

Trên truyền thông và mạng xã hội suốt buổi chiều 24/5 đến tận bây giờ, chúng ta đã liên tiếp đọc được các phản ứng: từ ngỡ ngàng, thán phục đến ngợi khen sự hiểu biết sâu sắc của Tổng thống Obama đối với mọi vấn đề của Việt Nam.

Trong một bài phát biểu dài hơn 30 phút, Obama đã thể hiện sự thông tuệ của mình về Việt Nam trên mọi lĩnh vực: từ lịch sử (Lý Thường Kiệt, Bà Trưng, Bà Triệu ...), chính trị (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chí sĩ Phan Châu Trinh), tôn giáo (Thiền sư Thích Nhất Hạnh), văn học (Đại thi hào Nguyễn Du), âm nhạc (Nhạc sỹ Văn Cao, Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn), khoa học – giáo dục (GS Ngô Bảo Châu, đại học Fulbright) cho đến các vấn đề Việt Nam đang phải đương đầu như biến đổi khí hậu (Vịnh Hạ Long, Sơn Đoòng), Biển Đông ....

Điều đặc biệt, khiến nhiều người phải thốt lên hai từ “xuất sắc” là ở chỗ, Obama đã sắp xếp và trình bày các vấn đề trên cực kỳ nhuần nhuyễn khiến cho ai cũng cảm thấy hợp lý và thuyết phục.

Nhiều người cũng đánh giá cao các trợ lý của Obama đã giúp ông soạn thảo được bài phát biểu hay đến vậy.

Nhưng ngay từ chiều 24/5, khi bắt đầu ngồi xem lại bài phát biểu của ông trên YouTube, tôi đã có cảm nhận, bài phát biểu này chắc chắn có dấu ấn của giới hàn lâm - các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội, mà cụ thể là ngành Việt Nam học – vốn đã rất phát triển ở Mỹ từ hàng chục năm trở lại đây.

Cho đến nay, qua nguồn tin cá nhân, được biết cảm nhận của tôi là đúng.

Ít nhất có hai chi tiết về âm nhạc (nhạc sỹ Văn Cao, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn) được đưa vào theo gợi ý của GS. Pete Zinoman - một GS về Việt Nam học đang giảng dạy ở Đại học California tại Berkeley.

Các nội dung khác chắc cũng có sự tham gia của các GS về Việt Nam học khác; hoặc ít nhất, trong bộ máy trợ lý của Obama, sẽ phải có một vài người đã từng học ngành học này trước kia.

Cũng cần phải nhấn mạnh, không phải đến khi có dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam thì nước Mỹ mới sử dụng đến chất xám của các chuyên gia về Việt Nam học.

Bước đi trước ở ngành Việt Nam học

Trong thực tế, việc đầu tư nghiên cứu về ngành này đã được Chính phủ và các đại học Mỹ chủ động từ rất lâu, kể cả trong giai đoạn họ vẫn coi chúng ta là “kẻ thù” chứ không phải là đối tác hay bạn như hiện nay.

Những khoa/bộ môn đầu tiên về Việt Nam học đã được thành lập ở các đại học hàng đầu của Mỹ như Yale, Cornell, Ohio, California tại Bekerley ... từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

Sau chiến tranh năm 1975, chính những khoa/bộ môn này cũng là nơi đón nhận nhiều học giả về khoa học xã hội ở miền Nam Việt Nam trước kia sang Mỹ giảng dạy và nghiên cứu. Tiêu biểu trong số đó là GS Huỳnh Sanh Thông (đại học Yale), được xem là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang Tiếng Anh.

Cho đến cuối những năm 1980, ngay khi còn chưa gỡ bỏ lệnh cấm vận, Chính phủ Mỹ và các đại học Mỹ đã cử nhiều nhà nghiên cứu sang làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam, mà GS. Pete Zinoman đã nhắc đến ở trên, là một trong số đó.

Rất nhiều học giả trong số này, sau đó đã sống, làm việc hoặc qua lại Việt Nam nhiều năm, am tường Việt Nam đến từng chi tiết đồng thời nói tiếng Việt rất giỏi.

Vì vậy, việc tư vấn, hay “ứng dụng” ngược lại của họ vào đời sống, ví dụ như vào chính trị, ngoại giao – thể hiện qua bài phát biểu của Obama là điều rất dễ hiểu. Thậm chí, sẽ là không quá lời khi nói, ở một số khía cạnh, họ hiểu Việt Nam hơn cả người Việt Nam.

Để khoa học xã hội trong nước đi xa

Xem xét bài phát biểu của Obama, nghĩ ngược lại về nghiên cứu xã hội ở Việt Nam, có thể thấy, về chất lượng, chúng ta hầu như chỉ đếm được trên đầu ngón tay số lượng học giả chuyên sâu về một ngành hay một nước nhất định có đủ khả năng công bố và hợp tác sòng phẳng với đồng nghiệp quốc tế.

Các chính sách đầu tư của nhà nước cho khoa học xã hội kèm theo yêu cầu cao (phải có công bố quốc tế, cử cán bộ đi học tiến sĩ ở nước ngoài) còn khá ít khi so với ngành khoa học công nghệ.

Thậm chí, trong nghiên cứu về khoa học xã hội, đôi khi chúng ta còn nghe thấy một vài quan điểm khá cực đoan như không nên công bố quốc tế vì cần giữ bí mất quốc gia hoặc vì không thích Trung Quốc nên không cần nghiên cứu về Trung Quốc.

Đây chắc chắn sẽ là những lực cản khiến cho khoa học xã hội của chúng ta khó đi xa và khó tạo ra các sản phẩm “ứng dụng” xuất sắc như bài phát biểu của Obama vừa qua.

Theo Phạm Hiệp/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Hai đợt gió mùa Đông Bắc lại sắp dồn xuống miền Bắc, thời tiết cực đoan nguy hiểm đi kèm

Thời sự - 10 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, trong những ngày đầu tháng 5, sẽ còn có 2 đợt không khí lạnh yếu ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta. Thời tiết miền Bắc có mưa dông, lốc sét, mưa đá có thể xảy ra.

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Bắt nghi phạm hiếp dâm cụ bà 75 tuổi

Pháp luật - 32 phút trước

GĐXH - Cụ bà 75 tuổi ở nhà một mình thì bị Bảo giở trò đồi bại. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Tin sáng 3/5: Thông tin mới vụ tạt sơn 7 ô tô ở Hà Nội; Mưa dông 'đánh bay' nắng nóng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 38 phút trước

GĐXH - Vụ 7 ô tô bị tạt sơn tại khu chung cư, cơ quan công an đã xác định được manh mối của vụ việc, đang tập trung làm rõ, truy bắt đối tượng liên quan; Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát thông tin mới về đợt mưa dông mới này...

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Đội CSGT đường bộ số 7 đang xác minh, truy tìm nam thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút ở làn đường xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 1 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 10 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 10 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 10 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top