Ăn chuối luộc có tác dụng gì
Chuối luộc là món ăn được nhiều người yêu thích, vậy ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Từ lâu chuối được coi là "siêu thực phẩm" vì nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Chuối có thể ăn theo nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, dùng làm bánh hoặc ăn chuối luộc. Vậy, ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Thành phần dinh dưỡng của chuối luộc
Báo Tuổi trẻ dẫn lời ThS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội) cho biết, trong thành phần của chuối có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vì thế chuối là loại quả được nhiều người yêu thích, trong đó có món chuối luộc.
Chuối luộc cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể. Chuối chín luộc có hàm lượng vitamin C, vitamin B6 và một số loại vitamin khác rất tốt cho cơ thể. Vitamin B6 ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, chuyển hóa đạm và chất béo.
Theo bác sĩ Thái, chuối luộc là nguồn cung cấp tinh bột kháng tốt. Tinh bột kháng được khoa học chứng minh là có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, bằng cách làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu.
Ngoài ra, chuối luộc cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón và duy trì sức khỏe tiêu hóa.
Ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của chuối luộc đối với sức khoẻ đã được chứng minh:
Nguồn cung cấp kali
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang tin sức khỏe Real Simple cho biết, theo Rosa Becerra-Soberon, chuyên gia dinh dưỡng về bệnh tiểu đường, đang làm việc tại Bắc Carolina (Mỹ), một quả chuối luộc cỡ vừa cung cấp 422 mg kali - loại khoáng chất có tác dụng điều hòa chức năng tim, huyết áp, co cơ.
Kho chất xơ
Theo Jennifer Hernandez, chuyên gia dinh dưỡng về sức khỏe thận tại Florida (Mỹ), một quả chuối trung bình chứa khoảng 3 g chất xơ, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, giúp giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh khác.

Chuối luộc rất tốt cho sức khoẻ.
Cung cấp dồi dào vitamin B6
Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe tim mạch, chức năng miễn dịch và cả chức năng não. Một khẩu phần chuối tiêu luộc cung cấp gần 1/4 nhu cầu vitamin B6 hằng ngày.
Hơn nữa, chuối tiêu luộc là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin B đáng ngạc nhiên, bao gồm B1, B2, B5 và B9. Những loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chuối xanh luộc được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Chuối cũng chứa nhiều chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa, đóng vai trò là prebiotic - nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, tất cả đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
Giúp hạ huyết áp
Huyết áp cao không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hàm lượng kali cao trong chuối có thể giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Duy trì mức cholesterol khỏe mạnh
Một lợi ích chính của việc ăn chuối luộc là có thể sử dụng chuối xanh chưa chín, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích này bao gồm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính triglyceride trong máu.
Cách luộc chuối
Để chuối luộc phát huy hiệu quả nên chọn chuối có kích thước nhỏ và trung bình, vỏ ngả vàng, chín già; không nên quá chín hoặc quá non. Rửa sạch chuối rồi xếp vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi đến khi nào vỏ chuối xuất hiện vết nứt thì tắt bếp. Lấy chuối ra, dội qua nước mát. Ăn đến đâu bóc vỏ đến đó.
Lưu ý tránh ăn chuối luộc cùng đường, nước cốt dừa, mật ong và không nên ăn quá 2 quả/ngày.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 49 phút trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 4 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 9 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.