Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn dứa để giảm cân, thanh lọc, nhưng ăn như thế nào, liều lượng bao nhiêu... rất có thể bạn chưa biết!

Chủ nhật, 12:57 01/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngoài tác dụng giải nhiệt vào mùa nắng nóng, dứa (thơm) còn có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác, nhất là trong việc ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng không phải ai ăn dứa cũng tốt.

Ăn dứa để giảm cân, thanh lọc là đúng, nhưng đây mới là cách ăn như thế nào, liều lượng bao nhiêu... rất có thể bạn chưa biết! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dứa là một trong những trái cây mùa hè giàu dinh dưỡng. Dứa chứa nhiều vitamin C, chất xơ, protein và chất gum giúp thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa. Dứa cũng chứa một lượng nhỏ vitamin B, calci, kẽm, vitamin A và beta-carotene. Ngoài ra, dứa còn chứa gần 75% lượng mangan có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Do đó, dứa là lựa chọn hoàn hảo cho những người trưởng thành.

Hiện nay, một bộ phận chị em phụ nữ có nhu cầu giảm cân tìm đến nước ép dứa như một vị cứu tinh với mong muốn vừa giải độc tố vừa đốt cháy chất béo, giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên ăn dứa với lượng bao nhiêu, dùng như thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Ăn bao nhiêu dứa là đủ và tác hại đáng sợ nếu dùng nhiều?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới trên 19 tuổi và phụ nữ từ 19 - 30 tuổi có thể sử dụng khoảng 2 cốc sinh tố dứa/ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ trên 31 tuổi chỉ nên uống khoảng 1.5 cốc.

Ăn dứa để giảm cân, thanh lọc là đúng, nhưng đây mới là cách ăn như thế nào, liều lượng bao nhiêu... rất có thể bạn chưa biết! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), không nên ăn dứa quá nhiều bởi các lý do sau đây:

Trong dứa chín có nhiều đường đơn, nếu uống quá nhiều một lúc thì quá trình chuyển hóa đường thành các năng lượng sẽ không kịp giải phóng hết mà tích tụ lại trong cơ thể. Việc uống nhiều nước ép dứa trong thời gian dài thì khả năng khiến trong cơ thể lượng đường sẽ tăng lên đột ngột, lâu dần dễ bị bệnh tiểu đường.

Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Giảm cân bằng nước ép dứa rất tốt nhưng không lạm dụng có thành phần axit, uống quá nhiều dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, rất khó chịu và nguy hiểm.

4 lưu ý khi ăn dứa tốt nhất ai cũng nên áp dụng

- Chuyên gia cũng khuyến cáo đặc biệt không uống nước ép dứa lúc bụng rỗng vào buổi sáng hoặc đang đói khi chưa đến bữa ăn vì điều này có thể gây tổn hại dạ dày.

- Đối với những người đã bị say dứa một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn. Tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò dần. Sau khi ăn khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, nếu thấy người mệt mỏi, khó chịu, mẩn ngứa thì nên dừng ngay.

- Dứa đã xay, ép nên bảo quản trong bình thủy tinh, đậy kín nắp rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C. Dùng hết trong vòng 24 tiếng.

- Nhiều ý kiến cho rằng, tốt nhất là cắt dứa thành từng miếng để ăn trực tiếp và có kiểm soát bởi khi nhai nước bọt tiết ra nhiều hơn và dạ dày bạn thu được nhiều dịch hơn. Hơn nữa khi ép dứa sẽ mất đi một lượng chất xơ cần thiết và đôi khi sẽ nạp nhiều hơn so với nhu cầu cần thiết.

4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn dứa 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai ăn dứa cũng tốt. Cụ thể:

Người bị bệnh dạ dày 

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. 

Người bị tiểu đường, thừa cân béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Người đái tháo đường nếu muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. 

Người mắc bệnh viêm mũi họng 

Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy… 

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 22 phút trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 1 ngày trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Top