Ăn gì thoát nỗi ám ảnh say tàu xe khi đi chơi ngày lễ 30/4-1/5?
GiadinhNet - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Một trong những nỗi ám ảnh là làm gì để thoát cảnh say xe?
Làm thế nào để thoát khỏi hiện tượng say xe ?
1. Không nên nhịn đói khi đi xe
Khi bị đói bụng rất dễ bị say xe, vì vậy bạn nên ăn một chút gì đó trước khi lên xe. Tuy nhiên không nên ăn quá no. Bởi khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải làm việc vất vả, tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.

2. Uống thuốc chống say
Mỗi lần có kế hoạch đi xe đường dài, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi lên xe khoảng 40 phút. Uống thuốc với nước ấm hoặc bổ sung thêm Vitamin B1 để giảm thiểu khả năng bị say xe.
3. Nhìn ra xa, cố gắng ngủ
Khi lên xe, nếu bị say thì nên hạn chế nhìn vào những vật gần, màn hình điện thoại hay đọc sách. Hãy cố gắng nhìn ra các điểm càng xa càng tốt, tập trung tầm mắt vào những nơi xa bên ngoài cửa sổ xe có thể giúp não xác định các tín hiệu chính xác rằng bạn đang di chuyển.
Nên ngồi thẳng, nhìn về phía trước và nhìn ra xa. Không nên ngồi ngược hướng xe chạy, ngồi nghiêng lệch sang hai bên hoặc liên tục "ngọ nguậy" quá nhiều trên xe, di chuyển qua lại cũng sẽ gây chóng mặt.
Thực phẩm giúp chống say xe
1. Gừng tươi
Gừng là bài thuốc chữa đau bụng rất hiệu quả, làm dịu những cơn buồn nôn chóng mặt do say tàu xe.

Gừng tươi giúp chống say xe hiệu quả
Có thể dùng một miếng gừng tươi hoặc một miếng khoai tây tươi dán vào vùng rốn, sau đó dùng băng dính dán dính chặt vào trong quá trình di chuyển. Đồng thời có thể dán ở huyệt nội quan hoặc ngậm một miếng gừng tươi trong miệng cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Nhấm một chút gừng tươi khi bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu say tàu xe. Ngoài ra, bạn có thể uống trà gừng khoảng 1 giờ trước khi khởi hành để giảm các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, chóng mặt khi đi tàu xe.
2. Vỏ chanh, cam, quýt
Dùng một ít vỏ chanh, cam, quýt tươi cuộn tròn lại nhét vào mũi, tinh dầu ở vỏ cam sẽ giải phóng trong mũi, làm cho bạn giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa.

Có thể ngửi hoặc ngậm vỏ chanh, cam, quýt để giảm cảm giác say xe. Nhưng không được ăn các loại hoa quả có tính axit cao như các loại này.
Bạn có thể ngậm một chút vỏ chanh để giảm cảm giác nôn nao. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên ăn các loại hoa quả chua, tính axit cao như cam chanh trước khi lên tàu xe. Tính chất chua của cam, chanh sẽ gây cảm giác nôn nao và hại cho dạ dày của bạn.
3. Bánh quy
Các loại bánh quy, đồ ăn khô giúp giảm lượng nước bọt và dịch dạ dày. Chúng có thể giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu cho những người mắc chứng say tàu xe.
Hãy ăn bánh trước khi chuyến đi của bạn bắt đầu và dự trữ thêm bánh để nhấm nháp trong suốt hành trình. Bạn nên chọn hương vị ưa thích và tránh các loại bánh có vị đặc biệt như cay, hành tây, vị tỏi… bởi chúng có thể khiến các triệu chứng say xe tồi tệ hơn.
4. Bánh mì khô
Bánh mì giúp bạn chống say xe hiệu quả khi bạn ăn chúng để giảm cảm giác say xe vì khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mỳ có thể giúp giảm bớt mùi tàu xe, giảm cảm giác say xe.

Bánh mỳ cũng là thực phẩm cứu bạn khỏi cảm giác say xe
5. Cây bạc hà hoặc quế
Trà bạc hà, hoặc trà quế cũng có ích để ngăn chặn nôn. Bạn có thể dễ dàng làm một tách trà bạc hà bằng cách đun sôi lá cây tươi hoặc khô trong nước và thêm một ít mật ong để uống. Bạn cũng có thể nhai lá bạc hà nếu bạn đang trên đường. Hương thơm của nó cũng giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn.
Tương tự như vậy bạn có thể pha trà quế bằng cách đun sôi quế trong nước và thêm một chút mật ong vào nước quế sau khi nấu. Nó sẽ giúp bạn chống say xe hiệu quả.
Q.An (t/h)

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 55 phút trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 15 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 16 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...