Ẩn họa bệnh do trồng... răng khểnh
Với mong muốn có chiếc răng khểnh để nụ cười thêm phần duyên dáng, nhiều bạn trẻ tìm đến dịch vụ trồng răng nanh. Thực tế, nếu được gắn răng không đúng kỹ thuật, nguy cơ sưng đau, viêm nhiễm răng miệng là điều rất dễ xảy ra.
Chạy đua "trồng" răng khểnh
"Cái răng cái tóc là góc con người", trong xã hội hiện đại, khi mà vẻ bề ngoài đang có vai trò khá quan trọng thì việc giới trẻ đua nhau đi chăm sóc, cải tạo răng miệng cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh các dịch vụ thường thấy như: niềng răng, làm trắng răng… thì còn có thêm nhiều dịch vụ mới lạ, độc đáo để đón đầu trào lưu của giới trẻ. Và việc trồng thêm răng khểnh là một dịch vụ “ăn theo” trào lưu khoe “nụ cười duyên” của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Tìm đến dịch vụ này, hầu hết khách hàng đều mong muốn mỗi khi nở nụ cười, khoé miệng e ấp những chiếc răng nanh trăng trắng, xinh xinh và làm “say lòng” người đối diện. Nắm bắt được nhu cầu đó ngày càng nhiều trung tâm, phòng khám nha khoa mở thêm dịch vụ trồng răng khểnh.
Theo tìm hiểu của PV, các nha sỹ thường sử dụng công nghệ làm răng sứ để áp dụng cho khách hàng. Muốn trồng được một cái răng khểnh thì hai chiếc răng hai bên phải bị mài cho nhỏ đi để tạo ra một kẽ hở cho răng khểnh chen vào. Chiếc răng sứ cũng sẽ được bác sỹ mài dũa kỳ công trước khi "trồng" cho bệnh nhân. Chi phí thì phụ thuộc vào từng trung tâm cũng như loại răng mà khách hàng lựa chọn (mỗi loại răng sứ có vẻ thẩm mỹ, độ bền sử dụng và giá chênh nhau). Có nhiều loại răng sứ được dùng phổ biến trong kỹ thuật “trồng” răng hiện nay là răng sứ kim loại (có độ bền khoảng 5 năm), răng sứ Titan (có độ bền khoảng 10 năm), răng sứ Zirconia (độ bền cao). Tuy nhiên chỉ có răng sứ Titan và răng sứ Zirconia do có tính thẩm mỹ cao, đẹp tự nhiên gần giống răng thật nên được sử dụng nhiều để “trồng” răng khểnh, chi phí cũng khoảng 5 – 10 triệu đồng/lần “trồng” răng khểnh.
Phương pháp gắn răng khểnh tạm thời với công nghệ đắp composite cũng được nhiều bạn trẻ chọn lựa bởi chi phí rẻ hơn và dễ dàng tháo ra khi không còn mặn mà với chiếc răng duyên này nữa.
Rước họa vào… răng
T. Trang (Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận từng có thời gian chạy theo mốt và đi đắp răng khểnh giả. Do hiểu bản tính chóng chán chóng thèm của bản thân nên Trang không lựa chọn phương pháp trồng răng vĩnh viễn mà chỉ chọn đắp răng compostie để khi nào hết mốt thì tháo ra. Tuy nhiên, Trang không thể ngờ rằng khi chiếc răng kia mới sử dụng được hơn một tháng, trào lưu này vẫn chưa kịp “hạ nhiệt” thì răng khểnh giả đã xỉn vàng, vùng lợi xung quanh bị sưng đau, rất khó chịu khi đánh răng hoặc ăn uống. Không chịu được những sự bất tiện đó nên Trang đã phải đến nha sỹ để thăm khám và nhổ đi chiếc răng duyên “thừa thãi” ấy.
Theo các bác sỹ nha khoa, nếu việc trồng thêm răng khểnh được thực hiện ở một cơ sở nha khoa tốt với bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chọn vật liệu làm răng sứ tốt, khách hàng có thể yên tâm rằng chiếc răng khểnh mới được “trồng” có khả năng sử dụng như một chiếc răng khểnh tự nhiên.
Tuy nhiên, có những nguy cơ tiềm ẩn mà khách hàng buộc phải chấp nhận và đối diện bởi việc mài nhỏ hai răng bên cạnh để tạo chỗ trống cho răng khểnh có thể dẫn đến việc răng bị ê buốt. Những chiếc răng không còn lớp bảo vệ sẽ là mục tiêu tấn công của sâu răng. Đó là còn chưa kể tới việc thức ăn có khả năng bị ứ đọng lại tại các điểm tiếp nối giữa răng khểnh giả và răng thật dẫn đến viêm cổ chân răng, thành nơi chứa thức ăn thừa gây viêm nhiễm, hơi thở hôi. Mặt khác, khi gắn thêm một chiếc răng khểnh, sức nhai của cả hàm răng sẽ giảm, nếu chiếc răng này không được ép kỹ vào lợi, chủ nhân còn có nguy cơ bị viêm lợi và dây chằng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 20 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.