Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn mì ống nấu chín để qua đêm, nam sinh 20 tuổi tử vong sau 10 giờ do mắc sai lầm phổ biến này

Thứ ba, 14:55 07/11/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ phần mì ống đã nấu này, cậu đã cố ăn hết. Chỉ sao 10 tiếng ăn số mì cũ này, nam thanh niên đã phải bỏ mạng.

6 cách chữa viêm xoang và viêm xoang tái phát tại nhà đơn giản và hiệu quả6 cách chữa viêm xoang và viêm xoang tái phát tại nhà đơn giản và hiệu quả

GĐXH - Trong trường hợp bị viêm xoang do virus, bạn có thể chữa viêm xoang tại nhà bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian đơn giản và hiệu quả mà không dùng đến kháng sinh.

Những ngày qua, MXH chia sẻ nhiều về câu chuyện cũ liên quan đến cái chết của nam sinh viên sinh sống và học tập tại Brussels, Bỉ. Nam sinh viên này đã qua đời sau khi ăn món mì ống làm sẵn để lâu.

Được biết, thanh niên này có thói quen nấu ăn 1 lần để ăn trong nhiều ngày. Món mì ống được thanh niên nấu vào ngày Chủ nhật, dự định sẽ để tủ lạnh và hâm nóng lại để ăn hết vào 5 ngày sau đó. 

Ăn mì ống nấu chín để qua đêm, nam sinh 20 tuổi tử vong sau 10 giờ do mắc sai phổ biến này - Ảnh 2.

Ản minh họa

Tuy nhiên, thay vì cất vào tủ lạnh, cậu lại để quên nó trên quầy bếp. Cảm thấy tiếc nuối khi phải bỏ phần mì ống đã nấu này, cậu đã cố ăn hết. Buổi tối hôm đó, cậu bắt đầu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy và nôn mửa nhưng không đi khám.

Các triệu chứng ngày càng dữ dội, liên tục khiến cậu thiệt mạng vào 4 giờ sáng, chỉ 10 tiếng sau khi ăn món mì ống này. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cậu bị hoại tử trung tâm gan, cuối cùng dẫn đến suy nội tạng.

Theo Tiến sĩ Joe Whittington – bác sĩ nổi tiếng ở Mỹ tốt nghiệp loại xuất sắc tại UCLA và Đại học Y St.Louis ở Mỹ giải thích nguyên nhân dẫn đến việc tử vong trong trường hợp này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn bacillus cereus gây ra, còn được gọi là “hội chứng cơm chiên”.

"Hội chứng cơm chiên" là gì?

Cơm chiên, hay cơm rang, từ lâu đã là món ăn quen thuộc với không chỉ người Việt, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Nó là món ăn đậm đà, chế biến trong chảo dầu hoặc chảo rán, và thường được trộn với các thành phần khác như trứng, rau, hải sản, thịt...

Ăn mì ống nấu chín để qua đêm, nam sinh 20 tuổi tử vong sau 10 giờ do mắc sai phổ biến này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo Science Alert, "hội chứng cơm chiên" đề cập tới vấn đề ngộ độc thực phẩm do một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus, với nguy cơ xảy ra khi thực phẩm nấu chín để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Đối với trường hợp của sinh viên đại học 20 tuổi nêu trên, anh chàng này đã tử vong sau khi được cho là đã ăn mì spaghetti tự nấu. Điều đáng nói là nhân vật được giấu tên đã để mì trong tủ lạnh, rồi hâm nóng lại, và ăn 5 ngày sau đó.

Điều này khiến sinh viên nêu trên gặp bệnh về đường tiêu hóa do ăn thực phẩm không được bảo quản đúng cách, và tử vong ít lâu sau đó.

Vi khuẩn có tên là Bacillus cereus có ở đâu?

Trên thực tế, Bacilus cereus là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến, được tìm thấy khắp nơi trong môi trường xung quanh chúng ta. Dẫu vậy, nó chỉ bắt đầu gây ra vấn đề cho sức khỏe nếu xâm nhập vào một số loại thực phẩm được nấu chín và không bảo quản đúng cách.

Thông thường, thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì ống, thường là nơi trú ẩn ưa thích của loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, rau và thịt nấu chín cũng là nơi chứa vi khuẩn tiềm năng.

Điểm đặc trưng của Baccilus cereus là nó có thể tạo ra một loại tế bào - gọi là bào tử - có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Vì vậy, ngay cả việc đun nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt được những bào tử gây hại của loại vi khuẩn này.

Bào tử này về cơ bản là ít hoạt động, nhưng trong nhiệt độ và điều kiện thích hợp, chúng có thể phát triển và bắt đầu sản sinh ra những độc tố cho cơ thể.

Vi khuẩn Bacillus cereus gây ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm nguy hiểm thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), Bacillus cereus là một loại vi khuẩn gram dương kỵ khí dễ sinh độc tố. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong môi trường, thường có trong đất và thảm thực vật. Nhưng nó cũng có cả trong thực phẩm. Đặc biệt, loài vi khuẩn này có thể nhanh chóng nhân lên ở nhiệt độ phòng.

Ăn mì ống nấu chín để qua đêm, nam sinh 20 tuổi tử vong sau 10 giờ do mắc sai phổ biến này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Theo trang Webmd, Bacillus cereus là một trong những vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm. Các loài Bacillus và các chi có liên quan từ lâu đã gây phiền hà cho các nhà sản xuất thực phẩm do nội bào tử kháng thuốc của chúng. Bào tử của chúng có thể có trên nhiều loại thực phẩm sống và chín khác nhau.

Khả năng tồn tại của chúng đòi hỏi thực phẩm nấu chín phải được làm nóng hoặc làm nguội nhanh chóng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. Bacillus cereus được biết đến là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, và ngày nay người ta đã biết nhiều hơn về các chất độc do các chủng khác nhau của loài này tạo ra.

Chuyên gia nhận định, khi bị nhiễm khuẩn Bacillus cereus, nạn nhân có thể bị nôn ói với thời gian ủ bệnh ngắn, hay tiêu chảy có thời gian ủ bệnh dài hơn từ 8 -16 giờ. Bệnh do một loại độc tố gây ra tiêu chảy và co thắt bụng là các triệu chứng nổi bật, còn nôn ói thì thường không xảy ra.

PGS Nguyễn Duy Thịnh đặc biệt nhấn mạnh, trong gạo có thể có Bacillus cereus. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.

"Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng", chuyên gia cho biết thêm.

Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus?

Theo chuyên gia, để phòng tránh nhiễm khuẩn Bacillus cereus qua đường ăn uống cần chú ý thịt và rau không nên giữ ở nhiệt độ từ 10 đến 45 độ C trong thời gian dài. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu là giữ thực phẩm nóng ở mức 60 độ C hoặc thực phẩm lạnh ở mức 4 độ C để phòng tránh nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus. Trong đó, đặc biệt lưu ý không ăn cơm nguội.

Khi nấu ăn cần chú ý dùng sát khuẩn trước và sau khi nấu xong, nhất là trong mùa dịch Covid-19, điều này càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, nếu phát hiện bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm thì chúng ta nên loại bỏ ngay, tuyệt đối không được sử dụng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung.

Sụt cân sau khi ho sốt, bé 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện mắc đái tháo đườngSụt cân sau khi ho sốt, bé 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện mắc đái tháo đường

GĐXH - Chỉ trong 3 tuần, bé trai 4 tuổi ở Hà Nội sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Đi khám, gia đình rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con bị đái tháo đường.

Phần vứt đi của củ cải được ví như "viên canxi tự nhiên", có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớpPhần vứt đi của củ cải được ví như 'viên canxi tự nhiên', có canxi giàu gấp 3 lần sữa, mùa Đông nên ăn để phòng bệnh xương khớp

GĐXH - Ăn củ cải, nếu bạn chỉ quan tâm đến phẩn củ mà bỏ đi phần lá thì thật là một sai lầm.

Bất ngờ loại rau được coi là "tốt nhất thế giới", có công dụng ngừa K hiệu quả lại đang rất rẻ ở chợ Việt NamBất ngờ loại rau được coi là 'tốt nhất thế giới', có công dụng ngừa K hiệu quả lại đang rất rẻ ở chợ Việt Nam

GĐXH - Rau cải xoong ở Việt Nam đang vào mùa với giá thành khá rẻ. Nhờ những thành phần dinh dưỡng vượt trội mà cải xoong trở thành loại rau được xem tốt nhất thế giới.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 4 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top