Ăn mực cất trong tủ lạnh 6 ngày, bé trai 11 tuổi có nguy cơ phải chạy thận suốt đời
Một cậu bé 11 tuổi có nguy cơ bị suy thận mãn tính, phải chạy thận suốt đời sau khi ăn mực để đông lạnh quá lâu.
Thời gian gần đây, vấn đề thực phẩm để qua đêm ảnh hưởng đến sức khỏe đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Trung Quốc về an toàn thực phẩm khi trước đó xảy ra vụ việc 8 người trong một gia đình tử vong vì món ăn được làm từ nguyên liệu để lâu ngày.
Vài ngày trước, một vụ việc tương tự cũng xảy ra cậu bé 11 tuổi ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi ăn mực được bảo quản trong tủ lạnh 6 ngày đã bị mắc hội chứng urê huyết tán huyết và có nguy cơ bị suy thận mãn tính.
Theo Headline News đưa tin, cha của cậu bé 11 tuổi kể lai rằng vào ngày 29/9, gia đình mua một hộp mực trong siêu thị và cất vào trong tủ lạnh gia đình. Sau đó họ vội vã trở về quê để ăn Tết Trung thu. Ngày 3/10, gia đình mới trở về nhà.

Cậu bé 11 tuổi phải nhập viện sau khi ăn mực cất trong tủ lạnh lâu ngày.
Vào ngày 5/10, khi bố mẹ đi làm, con gái lớn của gia đình đã lấy mực trong tủ lạnh ra nấu ăn cho các em. Không ngờ sau khi ăn xong, em trai Jiahao đột nhiên bị đau bụng, tiêu chảy, trong phân có máu. Gia đình sau khi phát hiện ra đã vội đưa con đến bệnh viện. Cậu bé được chẩn đoán mắc hội chứng tán huyết urê, căn bệnh này là do nhiễm trùng đường ruột. Nó có thể liên quan đến việc Jiahao ăn mực hết hạn và hư hỏng.
Sau khi điều trị, tình hình của Jiahao đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm. Bác sĩ điều trị cho biết tỷ lệ tử vong của hội chứng tăng urê huyết tán huyết là khoảng 5%, không quá cao nhưng vì bệnh nhi còn nhỏ nên có hơn một nửa nguy cơ phát triển thành bệnh thận mãn tính trong tương lai. Điều này có thể khiến cậu bé phải chạy thận suốt đời.
Mọi người tốt nhất dù ăn bất cứ thực phẩm nào cũng nên ăn càng sớm càng tốt, tránh để thức ăn quá lâu sẽ gây hư hỏng.

Các bác sĩ lo lắng cậu bé có nguy cơ bị suy thận mãn tính, phải chạy thận suốt đời.
Nguy hiểm khi ăn thực phẩm đông lạnh lâu ngày
Nhiều người có thói quen mua thật nhiều thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên nên lưu ý việc sử dụng thực phẩm đông lạnh nếu để lâu ngày rất dễ gây hại cho sức khỏe. Việc để thực phẩm trữ đông quá lâu dễ làm cho đồ ăn bị giảm chất lượng.
Bên cạnh đó, dù ở nhiệt độ thấp, vẫn có rất nhiều vi khuẩn và yếu tố gây hại có thể xâm nhập vào thực phẩm vì có những vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ rất thấp. Từ đó chúng sẽ biến các thực phẩm đó thành nơi tích tụ những mầm mống gây bệnh, trong đó bao gồm các vi khuẩn, virus, các chất độc hại.
Khi sử dụng những thực phẩm này, các yếu tố gây hại sẽ "di chuyển" sang các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nội tạng, làm suy giảm chức năng của các cơ quan này và gây bệnh. Có thể, bạn không thấy mắc bệnh hoặc gặp bất cứ dấu hiệu ngay sau khi ăn, nhưng nó sẽ nằm bên trong cơ thể, tích tụ và gây bệnh về sau.

Ăn thực phẩm đông lạnh quá lâu có thể gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Theo một nghiên cứu mới tại Nigeria, thực phẩm đông lạnh, nhất là thịt đông lạnh chứa độc tố gây ung thư rất cao. Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu cũng khiến cho thực phẩm bị phân hủy và "nhiễm" các chất độc gây ung thư. Điều này chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh ung thư trong thời gian gần đây.
Lưu ý khi dùng thực phẩm đông lạnh
- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
- Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Hải sản có thể bảo quản bao lâu trong tủ lạnh?
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, hải sản tươi sống để được bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của sản phẩm khi bạn mua và cách bảo quản nó.
Khi bảo quản hải sản tươi sống, hãy để ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh. Sử dụng nhiệt kế để đảm bảo tủ lạnh nhà bạn đang hoạt động ở nhiệt độ 40°F (4,4 độ C) hoặc thấp hơn. Hải sản sẽ giảm chất lượng và hư hỏng nhanh chóng nếu nhiệt độ bảo quản cao hơn.
Cách bảo quản hải sản
- Cá: Nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi mua. Bạn nên bảo quản ở ngăn đá trong tủ lạnh để giữ lạnh nhất có thể. Nếu cá không được sử dụng trong vòng 2 ngày, hãy bọc kín trong túi chống ẩm (để cá không bị khô) và cất vào ngăn đá.
- Động vật có vỏ như trai, trai, sò nếu mua còn nguyên vỏ, nên cho vào chảo cạn (không có nước), phủ khăn giấy ẩm và để trong tủ lạnh. Trai và ngao nên sử dụng trong vòng 2-3 ngày và sò trong vòng 7-10 ngày. Có thể cho sò vào hộp đậy kín và để đông lạnh. Tôm hùm và cua sống nên được nấu chín vào ngày mua.
- Hải sản đông lạnh nên được bảo quản đông lạnh, và tốt hơn hết bạn nên ghi ngày đóng gói hải sản đông lạnh để có thể sử dụng hải sản cũ trước. Hải sản đông lạnh phải được rã đông đúng cách. Tốt nhất nên rã đông hải sản đông lạnh trong tủ lạnh qua đêm.
Các phương pháp rã đông khác bao gồm: ngâm hải sản đông lạnh trong nước lạnh trong thời gian ngắn trong túi nhựa kín, hoặc cho vào lò vi sóng ở chế độ rã đông cho đến khi cá mềm nhưng vẫn còn băng.
Theo Eva/Thoidaiplus

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ
Y tế - 2 giờ trước500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Thái Bình phát hiện bệnh ung thư vô cùng hiếm gặp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Trước khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã trải qua hơn một năm điều trị ở nhiều cơ sở y tế khác nhau do liên tục bị đau bụng, sốt và các triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tiết niệu.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ
Y tế - 18 giờ trướcBệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 21 giờ trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 21 giờ trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.