Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn nhiều đạm, ít xơ, lười vận động là mắc ngay "bệnh nhà giàu"

Thứ năm, 22:54 07/12/2017 | Y tế

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, thói quen ăn nhiều đạm, ít chất xơ, lười vận động, cùng với tuổi tác, tình trạng béo phì, lối sống tĩnh tại... là nguy cơ gia tăng mắc căn bệnh mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh cơ tim, bệnh thận, thần kinh…

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 24 - VIETNAM MEDI - PHARM EXPO 2017", chiều 7/12 Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức hội thảo "Phòng và Điều trị Bệnh lý Đái tháo đường type 2", nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức phòng tránh bệnh ĐTĐ type 2.

Các phác đồ chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh tiên tiến hiện nay đã được các chuyên gia chia sẻ. Theo đó đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là bệnh mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như bệnh cơ tim, bệnh thận, thần kinh, mắt, loét chân…

Theo số liệu thống kê, năm 2015, trên thế giới có 415 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó có 90% là ĐTĐ type 2. ĐTĐ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm. Từ 2012-2015, mỗi năm có 1,5-5,0 triệu ca tử vong do các biến chứng của ĐTĐ. Chi phí điều trị đái tháo đường trên thế giới năm 2014 lên đến 612 tỷ USD.


PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật. Ảnh: PV

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật. Ảnh: PV

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, ĐTĐ là bệnh mạn tính có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống nhiều đạm, ít chất xơ, lười vận động,… Nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2 tăng cùng với tuổi tác, tình trạng béo phì, và lối sống tĩnh tại. Nguy cơ càng tăng nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, ở một số nhóm dân tộc và ở phụ nữ có tiền sử bị ĐTĐ thai nghén.

Hiện có trên 70% số người bị tiền ĐTĐ có thể tiến triển thành ĐTĐ type 2 và có thể gây các biến chứng vi mạch như các bệnh võng mạc, thận, thần kinh và bệnh cơ tim. Nguy cơ tiến triển từ tiền ĐTĐ thành ĐTĐ type 2 là 5-10%/ năm, trong khi nguy cơ này ở người bình thường chỉ là 0,7%/ năm.


Xét nghiệm HOMOCYSTEINE cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: PV

Xét nghiệm HOMOCYSTEINE cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: PV

Theo các chuyên gia, các dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh ĐTĐ là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh.

Nhưng những dấu hiệu này thường xuất hiện muộn - khi người bệnh đã mắc bệnh từ lâu mà chưa được phát hiện. Vì vậy, người dân nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm soát đường huyết tốt nhất, cũng như được bác sĩ tư vấn thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

ĐTĐ type 2 được chẩn đoán cần dựa trên các tiêu chuẩn về dấu ấn sinh học gồm Glucose 2 giờ, Glucose lúc đói, HbA1c và các triệu chứng lâm sàng. Nếu nghi ngờ cần tìm thêm các tự kháng thể để khẳng định ĐTĐ type 1 và mức C-peptide để khẳng định ĐTĐ type 2: mức C-peptide là bình thường hoặc cao trong ĐTĐ type 2 nhưng thấp trong ĐTĐ type 1.

TS Nguyễn Văn Tiến - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ cho biết, việc điều trị các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng trước khi chúng gây tác hại cho sức khỏe. Ngoài xét nghiệm cơ bản hóa sinh, khi có tăng đường máu cần làm insulin và Peptid-C và tính HOMA để đánh giá chức năng tế bào β, độ nhậy và kháng insulin, nhằm xác định tình trạng bệnh và phối hợp với các kết quả xét nghiệm khác để có hướng tư vấn, theo dõi và đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị ĐTĐ.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh ĐTĐ:

- Không ăn bữa no quá, cũng không để đói quá.

- Không ăn quá nhiều thịt, nên thay thịt bằng cá, tránh các thực phẩm phủ tạng động vật. Tránh các loại mỡ động vật, nên dùng dầu thực vật, vừng lạc thì tốt hơn.

- Không ăn quá nhiều các loại đường ngọt, bánh kẹo ngọt mà nên sử dụng đường isomalt và các sản phẩm chế biến có đường này thì sẽ không làm tăng đường glucose máu sau ăn.

- Không ăn các loại gạo sát trắng quá.

- Nên ăn rau xanh (300-500g/1 ngày) và ăn thêm hoa quả (ít nhất 100g/ngày)

- Vẫn phải đảm bảo chế độ ăn cân đối, đủ dinh dưỡng.

- Có thể uống thêm chất xơ hòa tan có bán ở các siêu thị khoảng 10-20g/ngày cũng giúp kiểm soát glucose máu tốt hơn.

- Có chế độ luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 11 giờ trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 13 giờ trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 4 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 6 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 6 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 6 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Top