Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn sáng no cả ngày vì bún có hóa chất

Thứ tư, 15:55 11/07/2012 | Sống khỏe

Chị Nguyễn Thúy Lan (Tam Trinh, Hà Nội) ăn sáng bún bò trên đường Láng từ lúc 7h nhưng đến 11h bụng chị vẫn cảm giác no trướng khó chịu mặc dù cơ thể mệt vì thiếu năng lượng.

Cảm giác này không phải do bát bún ăn sáng nhiều chất mà qua tìm hiểu đó chính là do bún có sử dụng hóa chất.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày xưa người dân ăn bún dễ tiêu vì gạo được ngâm xay thành bột. Còn ngày nay, quy trình làm bún khó kiểm soát hơn bởi người làm ngâm ít gạo, pha thêm bột cho dai, thêm chất bảo quản như foocmon hay hàn the. Chính các chất này khiến người ăn bị no giả tạo, khó tiêu. "Foocmon là chất chống tiêu diệt vi sinh vật giúp bún không bị chua khi bảo quản, còn hàn the là chất vừa chống vi sinh vật vừa làm bún dai. Đôi khi người dùng cho cả hai chất này vào bún cùng lúc", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh giải thích.

Theo cử nhân Nguyễn Đăng Nguyên, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khả năng bún làm người no giả tạo lâu có thể do sử dụng chất fomandehit. Chất fomandehit còn được gọi theo tên thương phẩm là foocmalin hay focmon. Fomandehit là chất dễ dàng kết hợp với protein, thường là thành phần của các loại thực phẩm, tạo thành các hợp chất bền không thối rữa, không ôi thiu nhưng lại rất khó tiêu hóa. Vì có khả năng trên nên fomandehit được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, giò chả... Chất này được dùng trong bia nhằm mục đích chống cặn vì giá thành thấp.

Trong cơ thể, fomandehit kết hợp với các nhóm amin hình thành dẫn xuất bền vững với các men phân hủy protein làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chính vì thế, thực phẩm như giò, bún... khi có chất độc này người tiêu dùng ăn vào sẽ có hiện tượng no giả tạo. Về lâu dài, chất này có thể làm cơ thể có nguy cơ ung thư, nếu ở nồng độ cao.

Theo các chuyên gia, bún có hóa chất khó phát hiện bằng mắt thường nhưng bằng cảm giác khi ăn và bảo quản. Bún ngon sẽ có sợi mềm, để từ sáng đến chiều sẽ có mùi chua. Muốn bảo quản phải nhúng qua nước sôi, để nguội, cho vào hộp kín cất vào ngăn mát tủ lạnh. Trong khi đó, bún có hóa chất sẽ có dấu hiệu cứng đanh, không chua dù để cả ngày.
 
Theo Kiến thức
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn 'ít muối, ít dầu' có sai không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có sai không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 30 phút trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 30 phút trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 12 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 13 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 18 giờ trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 21 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Top