Ăn sữa chua hạn chế tác dụng phụ của thuốc?
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh khi dùng sẽ gây ức chế đối với các vi khuẩn gây bệnh và không gây bệnh. Việc dùng sữa chua trong thời kỳ dùng thuốc kháng sinh không chỉ loại bỏ những tác hại do việc ức chế gây này mang lại và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Vai trò của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua (yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC. Sữa chua được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus).
Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, các thành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón. Một số chủng vi khuẩn khác như Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu có sẵn trong ruột. Các thành phần có trong sữa chua giúp giảm thiểu những vi khuẩn có hại cho đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại kháng sinh riêng làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại.
Tác dụng của sữa chua khi dùng kháng sinh
Uống kháng sinh liều cao hoặc dài ngày có thể dẫn đến tình trạng các vi khuẩn không gây bệnh trong ruột bị tiêu diệt, phá hoại quan hệ giữa vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh. Những tác động trên sẽ kéo theo sự giảm sút của hệ miễn dịch, gây nên các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, trướng bụng, ăn uống giảm sút, bí đại tiện, đầu choáng váng, mắt tối sầm, tai nghễnh ngãng...
Theo các chuyên gia y tế, trong sữa chua có môt loại trực khuẩn (mycobacteria) không gây bệnh lại cần thiết cho cơ thể. Chúng cư trú trong dạ dày và ruột người. Việc ăn bổ sung sữa chua ở các bệnh nhân hay phải dùng kháng sinh sẽ có tác dụng làm cho các vi khuẩn bị ức chế trong dạ dày và ruột không có cơ hội phát triển, những vi khuẩn có lợi được khôi phục và trở về trạng thái cân bằng. Nhờ những tác dùng này, tác động tiêu cực mà kháng sinh mang lại sẽ được loại bỏ.
Sữa chua rất tốt những việc sử dụng sữa chua cũng phải hết sức chú ý, bởi không phải lúc nào sữa chua cũng tốt cho sức khỏe.
- Trên thực tế, mặc dù sữa chua rất tốt nhưng không phải tất cả mọi đối tượng đều thích hợp để ăn. Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ tốt nhất không nên ăn sữa chua toàn chất béo hàm chứa đường, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.
- Những người nên ăn nhiều sữa chua là người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, thường xuyên bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh, xương cốt lỏng lẻo, mắc bệnh tim mạch…
Đặc biệt là tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.
Lưu ý: Đối với những người mạnh khoẻ mỗi ngày nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua là thích hợp nhất. Nếu ăn thoải mái thì rất dễ gây ra quá nhiều axit dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, làm mất đi cảm giác thèm ăn, phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là những người hay thường ngày hay chướng bụng, có lượng axit dạ dày quá nhiều, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng thì lại càng không nên ăn.
- Không nên ăn sữa chua khi đói bụng, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều. Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, độ kiềm axit trong dạ dày rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển. Ngoài ra, buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
- Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Khi mua, bạn nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.
Theo VnMedia.vn
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp
Sống khỏe - 19 phút trướcCác nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 4 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 19 giờ trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 20 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 1 ngày trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 1 ngày trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...