Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn trứng gà tuyệt đối không làm điều này để phòng cúm A/H5N1

Thứ sáu, 15:24 03/03/2023 | Y tế

GĐXH - Để giữ an toàn, chúng ta không chỉ không nên ăn trứng, thịt gia cầm nhiễm bệnh. Mà điều quan trọng là thực phẩm cần phải được nấu chín trước khi ăn.

Thực hư công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực, đây là 4 bài thuốc hiệu quả nhất nhưng tuyệt đối tránh sai lầm này!Thực hư công dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực, đây là 4 bài thuốc hiệu quả nhất nhưng tuyệt đối tránh sai lầm này!

GĐXH - Cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều ghi nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của hoa đu đủ đực với sức khỏe. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng nhiều.

Trước thông tin Campuchia thông báo đã phát hiện 2 trường hợp mắc cúm gia cầm A(H5N1), một người tử vong, Bộ Y tế cho biết nước ta vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay đang ở giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. 

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), con người có thể nhiễm cúm gia cầm khi hít phải hoặc tiếp xúc với động vật mắc bệnh, vật dụng chứa mầm bệnh; tiếp xúc, sử dụng gia cầm ốm; chết do cúm; ăn các sản phẩm từ gia cầm chưa nấu chín kỹ, trong đó món trứng

Lo ngại cúm gia cầm nhưng không nhất thiết phải loại bỏ trứng khỏi thực đơn

Ăn trứng gà tuyệt đối không làm điều này để phòng cúm A/H5N1 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, người dân không nên lo ngại cúm gia cầm mà loại bỏ các loại trứng gà, trứng vịt ra khỏi bữa ăn, vì chúng là những nguồn thực phẩm quan trọng, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. 

Để giữ an toàn, chúng ta không chỉ không nên ăn trứng, thịt gia cầm nhiễm bệnh. Mà điều quan trọng là trong quá trình nấu nướng cần phải được nấu chín. Không nên ăn trứng sống hoặc đang còn lòng đào vì ở nhiệt độ này sẽ không đảm bảo nhiệt độ tiêu diệt virus.

CDC Mỹ khuyến cáo, cần nấu chín thịt gia cầm và trứng đến khi nhiệt độ bên trong đạt khoảng 73 độ C, để tiêu diệt virus cúm gia cầm và nhiều loại vi khuẩn khác. Trong đó có khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột. Trong khi mức nhiệt để luộc trứng với phần lòng đỏ còn dẻo hoặc chảy thường từ 65-70 độ C, không đảm bảo tiêu diệt hết virus, vi khuẩn.

Mặt khác, gia cầm nhiễm cúm sẽ thải virus trong phân, nước bọt, dịch tiết mũi. Do đó phần vỏ trứng cũng có thể là một nguồn lây bệnh cho con người trong quá trình vận chuyển, chế biến trứng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh sau khi tiêu thụ gia cầm hoặc sản phẩm từ gia cầm được nấu chín kỹ, kể cả khi thực phẩm nhiễm cúm A/H5N1. Do đó, việc nấu chín thực phẩm rất quan trọng để ngăn ngừa lây nhiễm cúm gia cầm.

Dấu hiệu nhận biết người bị cúm A/H5N1

Khi nhiễm cúm A/H5N1 ở người các biểu hiện thường giống như cúm mùa thông thường. Các dấu hiệu sớm của cúm A/H5N1 ở người thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm.

Người bệnh có các biểu hiện sốt cao đột ngột có thể trên 38 độ C, đau ngực, khó thở… kèm theo đó người bệnh có biểu hiện đau họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi rã rời.

Bệnh cúm A/H5N1 ở người diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Ở một vài trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc. Tùy vào từng thể trạng khác nhau ở mỗi người, giai đoạn bệnh mà các triệu chứng sẽ khác nhau.

Làm gì để phòng bệnh cúm A/H5N1 ở người?

Do chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu khi nhiễm cúm A/H5N1 ở người, vì vậy để chủ động phòng chống dịch cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tuyệt đối không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Cần đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Tuyệt đối không được ăn tiết canh.

- Không được vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Nếu phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, đặc biệt gia cầm, thủy cầm mắc bệnh. Nếu cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, mặc quần áo bảo hộ, ủng, găng tay. Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.

-  Thời tiết chuyển lạnh cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng giúp phòng bệnh. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý người mắc bệnh mạn tính, trẻ em là những người có nguy cơ mắc cúm cao, không nên tiếp xúc với nguồn bệnh.

Bé trai 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì tắc ruột do ăn uống, chuyên gia chỉ rõ gia đình có con nhỏ tuyệt đối không làm điều nàyBé trai 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì tắc ruột do ăn uống, chuyên gia chỉ rõ gia đình có con nhỏ tuyệt đối không làm điều này

GĐXH - Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn mửa liên tục, mệt lả, ít vận động, đại tiện ra máu… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời

Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 thí sinh cần lưu ý

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tưởng rối loạn tiêu hóa, cô gái 30 tuổi nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối

Tưởng rối loạn tiêu hóa, cô gái 30 tuổi nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối

Y tế - 7 giờ trước

Đến khi tình trạng đau bụng hạ vị xuất hiện nhiều, rối loạn phân, lúc lỏng, lúc táo, phân nhầy máu, sút cân, người mệt mỏi bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám.

Đi khám vì ho, khó thở, cô gái 17 tuổi bất ngờ phát hiện mắc u khí quản hiếm gặp

Đi khám vì ho, khó thở, cô gái 17 tuổi bất ngờ phát hiện mắc u khí quản hiếm gặp

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp như ho, khạc đờm, khó thở bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp nguy kịch do u lớn khí quản.

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi vào bệnh viện, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng cả 2 bé đã không qua khỏi.

Chủ quan với triệu chứng đau đầu, nữ bệnh nhân tử vong vì vỡ mạch máu não

Chủ quan với triệu chứng đau đầu, nữ bệnh nhân tử vong vì vỡ mạch máu não

Y tế - 1 ngày trước

Nếu đau đầu kéo dài, sụp mi mắt, người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra vì mạch máu não có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.

Nhiều người mất ngón tay do tai nạn máy cưa

Nhiều người mất ngón tay do tai nạn máy cưa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày qua, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai nạn lao động do máy cưa cắt vào tay. Có thời điểm một ngày tiếp nhận đến 3 bệnh nhân...

Bộ Y tế khuyến cáo gì để người tiêu dùng không 'dính' độc tố botulinum có thể gây tử vong?

Bộ Y tế khuyến cáo gì để người tiêu dùng không 'dính' độc tố botulinum có thể gây tử vong?

Y tế - 1 ngày trước

Không ít vụ ngộ độc xảy ra do độc tố botulinum khi người dân sử dụng pate chay, cá chép muối ủ chua; đã có trường hợp tử vong do độc tố này có trong thực phẩm. Qua các sự việc này, Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế có khuyến cáo gì với người dân để không là 'nạn nhân' của độc tố botulinum?

Thông tin mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua

Thông tin mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa báo cáo Bộ Y tế về chùm ca ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam.

Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ

Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trong lúc bắt rắn chẳng may bị rắn cắn vào tay, anh H. đã mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện và cầu cứu bác sĩ.

Lội nước bẩn khi bị thương ở chân, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy thận cấp

Lội nước bẩn khi bị thương ở chân, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy thận cấp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi lội nước bẩn 2 ngày, cẳng chân phải người bệnh bị sưng nề, bầm tím, nổi phỏng nước, tổn thương diễn biến nhanh và xuất hiện sốt rét run không rõ nhiệt độ, tiểu ít...

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện thăm khám, người bệnh có biểu hiện đau tê bàn chân, đau tăng nhiều khi vận động. Tiếp đó, đầu ngón chân người bệnh xuất hiện tím, mất cảm giác, chảy dịch đục, bốc mùi hôi. Người bệnh tự dùng thuốc, thay băng tại nhà nhưng không thuyên giảm.

Top