Ấn tượng "The Mong Show" - vở thực cảnh đầu tiên về người Mông ở Sa Pa
GĐXH - Khai thác văn hóa của người Mông tại Lào Cai, vở diễn thực cảnh "The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu" đã gây ấn tượng cho du khách bởi sự chân thực của những diễn viên bản địa.
"The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu" vừa qua đã được tổ chức tại Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai (2 Fansipan, Sa Pa) do NSƯT Thanh Hằng làm tổng đạo diễn.
Không giống như vở thực cảnh thông thường ở Việt Nam là khán giả ngồi tại chỗ và thưởng thức mà điểm đặc biệt ấn tượng của The Mong Show là với thời lượng 35 phút người xem sẽ cùng di chuyển với các diễn viên qua 8 lớp diễn.

"The Mong Show" được hình thành dựa trên thế giới quan, phong tục và sinh hoạt truyền thống thường ngày của người Mông qua các lớp diễn: Thầy cúng; Nghề rèn; Dệt lanh; Thắng cố - rượu ngô; Tổ chim bên sườn núi; Chợ tình; Bảo tàng... Ba hồi tù và sừng trâu do hai chàng trai bên con thác dựng mô phỏng Thác Bạc vang lên, người thầy cúng bước ra từ vách đá hướng về bát nước đầy đặt trên mỏm đá trước mặt ông.


Hình ảnh người thầy cúng trong nghi thức lễ cúng Thứ Tỷ - tục xin nước đầu năm của người Mông mong cho một mùa màng thuận lợi hiện ra.

Lò rèn truyền thống người Mông có ống bễ làm bằng gỗ dẻ, piston bằng lông đuôi gà trống. Thanh âm của lò rèn tạo thành bản hòa tấu độc đáo, sinh động.
8 lớp diễn, khán giả di chuyển 8 lần một cách vô cùng háo hức, bởi không biết khi sáng đèn, cảnh tiếp theo mình sẽ được xem là gì. Không gian được bài trí đậm chất dân tộc Mông, mọi đạo cụ diễn đều là thật – từ người dân bản địa mang tới. Ngay cả hơn 50 diễn viên cũng đều là đồng bào dân tộc Mông, diễn viên nhỏ nhất mới 2 tuổi. Khán giả như hoà mình vào cuộc sống sinh hoạt của người Mông chứ không phải đang xem diễn viên diễn.
Không sử dụng thiết bị âm thanh, mọi lời thoại, tiếng ca của diễn viên đều thật. Âm nhạc của vở diễn được nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (đạo diễn âm nhạc) chắt lọc, tạo nên một bản hòa thanh đa màu sắc giữa đất trời Sa Pa. Nghệ thuật múa đương đại được NSƯT Thanh Hằng khai thác tối đa dựa trên chất liệu văn hóa dân gian của đồng bào Mông.


Vì là vở diễn thực cảnh nên phần ánh sáng rất được chú trọng. Trong không gian của cây cối núi rừng, nhà sàn lớp lớp, ánh sáng mờ mờ ảo ảo, đậm chất điện ảnh khiến người xem khó rời mắt.




Màn Dệt vải bắt đầu từ giọng hát trong trẻo của nghệ sĩ Lầu Thị Pàng. Không gian đang ồn ã bỗng lắng xuống, mở ra một thế giới của những tấm vải chàm xanh thẫm, tiếng khung cửi nhẹ nhàng đưa đẩy.
Phần ấn tượng với người xem ở vở diễn này chính là màn múa bên những tấm vải nhuộm chàm của các thiếu nữ Mông. Tại các bản làng vùng cao Sapa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp sự nền nã, dịu dàng của sắc chàm đen hiện hữu trên những trang phục thường nhật của các cô gái người Mông. Nghề nhuộm chàm độc đáo này được bà con truyền tay nhau, lưu giữ dấu ấn qua từng thế hệ, để màu chàm thắm mãi như một nét biểu tượng, chứa đựng hồn cốt của văn hóa dân tộc.
Nói riêng về màn này, Tổng đạo diễn – NSƯT Thanh Hằng cho biết phải rất kỹ càng trong việc chọn lựa diễn viên tham gia vào màn múa này. Bởi họ chỉ múa lộ khuôn mặt nên cô phải chọn gương mặt thật sự toát lên vẻ đẹp của người Mông. Ngoài ra, với NSƯT Thanh Hằng, "The Mong Show" khiến chị day dứt bởi từ khi casting đến biểu diễn, chị đã chứng kiến các thế hệ, các lứa tuổi tự truyền dạy cho nhau các bài múa, bài hát, các nét văn hoá dân tộc. Đặc biệt, nữ nghệ sĩ cũng được lắng nghe nhiều tâm sự bộc bạch của bạn nhỏ mong muốn được tham gia diễn lâu dài để vừa có thu nhập, vừa lan tỏa được văn hoá.



Phiên chợ vùng cao của người Mông cũng được tái hiện tưng bừng và sôi động trong vở diễn.
Thông qua "The Mong Show" BTC mong muốn du khách có thể hình dung ra được phần nào nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông; đồng thời, mở rộng tạo ra một trung tâm nghệ thuật giữa lòng Sa Pa với bản sắc đầy đủ của các dân tộc. Từ đó sẽ tạo ra sinh kế đàng hoàng cho bà con, có thể làm du lịch để sống mà không phải làm nghề khác nữa.

Trong màn 6, Ê kíp sáng tạo đã tái hiện màn kéo vợ đầy khéo léo với gần như toàn bộ diễn viên trên khu vực sân khấu tiếp theo trong những cây đào cổ tại khuôn viên bảo tàng.

Gần 70 diễn viên trong vở thực cảnh đều là người bản địa. Sau show diễn này, tỉnh Lào Cai sẽ cho chạy thử nghiệm từ 1-6 tháng.
The Mong show

NSND Lê Khanh: Mỗi ngày được làm nghề đều là niềm hạnh phúc
Câu chuyện văn hóa - 2 tuần trướcỞ tuổi 60, NSND Lê Khanh vẫn tràn trề năng lượng và tinh thần cống hiến cho nghệ thuật. Với chị, càng thành công thì nghệ sỹ càng có áp lực lớn trong việc làm mới mình.

Ca sĩ Tân Nhàn vẫn thăng hoa trong "Con đường âm nhạc" dù gặp vấn đề về sức khỏe
Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trướcTrong thời gian chuẩn bị cho đêm nhạc, Tân Nhàn đau họng và thi thoảng bị hụt hơi nên cô mong được lượng thứ nếu hát chưa trọn vẹn.

Xót xa cảnh hoang tàn, đổ nát bên trong Hãng phim truyện Việt Nam
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcXập xệ, đổ nát, chuột bọ chạy khắp nơi… là thực trạng khiến cho bất cứ ai bước chân vào Hãng phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê, Hà Nội đều rùng mình, ngán ngẩm.

NSND Trần Tiến: Thiên bẩm diễn xuất
Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trướcTrong giới sân khấu, NSND Trần Tiến được ví như một trong số diễn viên kịch nói xuất sắc nhất Việt Nam, ông là người có thiên bẩm trong diễn xuất, đặc biệt là khả năng sáng tạo trong mỗi vai diễn.

Táo quân 2023: Tiếng cười khiên cưỡng vì lạm dụng "trend", khoảnh khắc "Cô Đẩu" xuất hiện khiến tất cả vỡ òa
Giải trí - 4 tháng trướcGĐXH - Táo quân 2023 được nhận định thiếu sự thâm thúy, sâu cay như các năm trước do lạm dụng quá nhiều "trend" mạng xã hội nhưng vẫn tạo ra cảm xúc bồi hồi, lưu luyến tới người xem. Đặc biệt màn xuất hiện của "Cô Đẩu" sau 1 năm vắng bóng khiến tất cả đều xúc động.

Cảnh báo: Tự ý dùng thuốc giảm đau, nam thanh niên 18 tuổi bị phản vệ nhập viện cấp cứu
Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trướcGĐXH - Sau tiêm khoảng 30 phút, bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay và 2 mắt sưng nề. Ngay sau đó, gia đình lập tức đưa nam thanh niên đến bệnh viện cấp cứu.

Ca sĩ trẻ Mono - Em trai Sơn Tùng được đề cử giải Cống hiến 2023
Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trướcGĐXH - Năm 2023, giải Âm nhạc Cống hiến được đổi thành giải Cống hiến với nhiều thay đổi bất ngờ.

Cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được truy tặng thưởng Thành tựu văn học trọn đời
Câu chuyện văn hóa - 5 tháng trướcGĐXH - "Giải thưởng Thành tựu văn học trọn đời chính là sự ghi nhận tài năng, sức đóng góp lớn lao của ông đối với nền văn học nước nhà... Tôi tin chắc rằng ở một nơi nào đấy, bố tôi đang mỉm cười hạnh phúc!", con trai cố nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ.

Vụ "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân: Giới văn nghệ sĩ bất bình, đơn vị tổ chức bị xử lý
Câu chuyện văn hóa - 5 tháng trướcGĐXH - Nói về vụ "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân, nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Hương Giang cho rằng, Hội nhà văn Việt Nam cần phát huy vai trò bằng việc có tiếng nói về vấn nạn "đua nở" các danh hiệu nhà thơ nói riêng, cũng như sự nở rộ các "tổ chức", "câu lạc bộ" thơ nói chung.

"Nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân đang gây xôn xao dư luận
Câu chuyện văn hóa - 5 tháng trướcGĐXH - Trong một sự kiện ở Quảng Ninh vừa qua, bà Tống Thu Ngân - người được gắn cho một loạt danh xưng cồng kềnh như: Nhà thơ thế giới, Đại sứ quyền năng tâm tài đức,… đã gây xôn xao dư luận.

Xót xa cảnh hoang tàn, đổ nát bên trong Hãng phim truyện Việt Nam
Câu chuyện văn hóaXập xệ, đổ nát, chuột bọ chạy khắp nơi… là thực trạng khiến cho bất cứ ai bước chân vào Hãng phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê, Hà Nội đều rùng mình, ngán ngẩm.