Hà Nội
23°C / 22-25°C

Áo chống nắng có chất lạ giết chết tế bào da

Thứ hai, 14:31 27/05/2013 | Sống khỏe

Áo chống nắng được quảng cáo là chống tia tử ngoại, chống ung thư da nhưng thực ra có chất lạ giết chết tế bào da.

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp hè, nhiều gian hàng bán đồ chống nắng cũng như các trang mạng quảng cáo thi nhau đưa ra những lời mời chào về áo chống nắng chất lượng cao, áo chống nắng chống tia UV, tử ngoại...với cái giá thành cắt cổ. Tuy vậy, chất lượng và tác dụng như lời quảng cáo của loại áo chống nắng này vẫn chưa được kiểm định.

Muôn kiểu chào mời hấp dẫn

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện loại áo, váy chống nắng mới và lạ với các tên gọi UV 45 – 50 – 100. Không như các loại áo chống nắng thông thường, loại áo chống nắng này có khả năng chống tia cực tím cho da và phòng chống ung thư da.

Áo chống nắng có chất lạ giết chết tế bào da 1   

Với tác dụng đặc biệt như vậy, giá của những chiếc áo, váy này không hề rẻ chút nào. Nếu như một chiếc áo chống nắng loại thường giá chỉ từ 70.000 đến 150.000 đồng thì giá một chiếc áo chống nắng UV100 có thể lên tới 1 - 2 triệu đồng. Tương tự, một chiếc váy chống nắng, khẩu trang sợi hoạt tính cũng có giá lên đến tiền triệu. Mức giá này không kém gì các loại quần áo thời trang hàng hiệu mà không nhiều người dám mua.

Chỉ cần ghé thăm một vài cửa hàng bán áo chống nắng online, nhiều người có thể bị hoa mắt và "siêu lòng" với những lời mời chào và phân tích: loại áo chống nắng khác này với các sản phẩm chống nắng thời trang khác vì chúng có đặc tính chống tia tử ngoại, đặc tính kháng khuẩn chống hôi và có khả năng chống trên 90% tia tử ngoại (UV) ngừa lão hóa, phòng chống ung thư da.

Áo chống nắng này được sử dụng các chất liệu như Polyamide và polyester, đặc biệt với chất liệu sợi bamboo với đặc tính kháng khuẩn chống hôi, trong quá trình sản xuất có dệt thành phần “Ceramic fiber” ngăn chặn được tia tử ngoại (UV) không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người như: nám, đen, đồi mồi v.v...

Đây cũng là sản phẩm “sốt” với nhiều chị em hiện nay. Về thiết kế, loại áo này giống như chiếc áo khoác gió, có mũ, phần che bàn tay, màu sắc khá trang nhã. Không chỉ hướng tới đối tượng là phụ nữ, áo còn hướng tới cả trẻ em và nam giới.

Lời quảng cáo chỉ là nhảm nhí

Tuy nhiên, không phải cứ đắt tiền là tốt, chị Hải Yến, Hai Bà Trưng, HN cho biết, do nghe các các chị em trong cơ quan đồn thổi áo chống nắng chống tia tử ngoại, chống ung thư da...với tâm lý “đắt xắt ra miếng”, chị đã đặt mua một chiếc áo chống nắng có giá hơn 2 triệu đồng trên mạng. Nhưng không ngờ sau khi mang về giặt, áo bị phai màu, nước giặt còn bị hơi nhớt sau khi ngâm áo, “tôi không dám dùng thêm một lần nào nữa, sợ tiền mất tật lại mang thì khổ”, chị vừa thở dài vừa nói.

Theo các chuyên gia, những lời mời chào này chỉ là chiêu “câu khách”, khả năng ngăn tia tử ngoại của sản phẩm là rất ít và hoàn toàn chưa được cơ quan nào kiểm định.

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh: "Thực tế loại áo nào cũng thể chống nắng được, thậm chí là những loại áo vải thông thường".

Nhận xét về áo chống nắng chống tia tử ngoại, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học và thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay, đó chỉ là chiêu trò câu khách của giới kinh doanh, thực tế loại áo nào cũng có thể chống nắng được, thậm chí là những loại áo vải thông thường, chỉ cần thiết kế dài tay, chất liệu vải dày và che chắn để tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp và gây hại cho da.

Giải thích về trường hợp áo chống nắng phai màu và có nước giặt nhớt sau khi giặt của chị Yến, PGS Thịnh cho biết, đây là hiện tượng do loại một loại chất được gọi là hồ sợi vải và màu nhuộm bị phai ra khi ngâm trong nước, nếu hòa với mồ hôi, ngấm vào da có thể gây dị ứng, giết tế bào trên bề mặt da. Do đó, “cần phải ngâm và giặt sạch cho hết chất bảo quản, thuốc nhuốc nhuộm màu, hồ sợi vải...trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Về việc chọn và sử dụng áo chống nắng đúng cách, PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng đưa ra những lời khuyên cho người tiêu dùng. Thứ nhất, mọi người không nên nghe những lời quảng cáo trên mạng bởi trên thực tế không có loại áo chống nắng nào có chứa chất chống tia tử ngoại hay ung thư da, mà tác dụng che chắn ánh nắng mặt trời của nó phụ thuộc vào độ dày, chất liệu vải áo.

Thứ hai, nên chọn áo chống nắng được làm từ sợi vải cotton hoặc vải bông để có thể thấm mồ hôi tốt hơn, mặt khác, nên chọn những loại áo chống nắng có màu sẫm, đục nhằm chắn tia tử ngoại tiếp xúc với da hiệu quả nhất.

Khi mặc áo chống nắng không nên chọn loại áo bít kín như nilon, bởi loại áo này có thể làm cho mồ hôi tiết ra không thoát được hơi, dẫn đến bít lỗ chân lông và ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
Theo Kiến thức
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 49 phút trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 3 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top