Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Áp lực” của giám đốc bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam

Chủ nhật, 11:00 28/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - GS.TS Trần Bình Giang thừa nhận việc điều hành bệnh viện hạng đặc biệt như Bệnh viện Việt Đức có nhiều áp lực nhưng ông coi đó là thử thách để tiếp tục phát triển Bệnh viện gần 120 năm tuổi...

“Áp lực” của giám đốc bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS.TS Trần Bình Giang. Ảnh:TL

Từ bác sĩ nội trú "lèo khèo" đến chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật nội soi

GS.TS Trần Bình Giang sinh ra ở Thái Bình. Chứng kiến người thân đau ốm rồi sinh ly tử biệt, từ đam mê văn chương, ông chuyển sang học y chỉ vì muốn trở thành thầy thuốc cứu người.

Những năm theo học tại Trường ĐH Y Hà Nội đã "rút mất" 5kg cân nặng của chàng sinh viên trẻ tuổi. Đến nỗi năm 1984, khi ông học bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Việt Đức, thầy giáo phụ trách hỏi "thật như đùa": "Người "lèo khèo" thế này đi nội trú ngoại sao được?". Nhưng ít ai biết, ông là một trong hai người được quyền chọn chuyên khoa vì có điểm thi vào nội trú cao nhất. "Thấy tác phong của những tiền bối Ngoại khoa nhanh nhạy, quyết đoán nên tôi chọn", GS.TS Trần Bình Giang nhớ lại thời điểm lựa chọn sự nghiệp y khoa của mình.

Giờ đây, chàng bác sĩ "lèo khèo" khi ấy đã được xem như một bảo chứng, thương hiệu mạnh không cần "tô vẽ" thêm. GS.TS Trần Bình Giang được biết đến là người đưa kỹ thuật mổ nội soi từ những nền y khoa tiên tiến nhất về Việt Nam thay thế phương pháp mổ mở. Nhưng thực tế, một phẫu thuật viên giỏi cần quá trình rất lâu dài. Ban đầu ông chỉ được vào xem các thầy mổ, rồi được phụ mổ như giữ kẹp, thò bông chấm máu, dần dà được phép khâu da. "Lúc đó, tôi được giao mổ ruột thừa là cảm thấy quá vinh dự", GS.TS Trần Bình Giang nói.

“Áp lực” của giám đốc bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 2.

GS.TS Trần Bình Giang. Ảnh: VNA

"Sau khi học xong nội trú, tôi được chọn đi Pháp để học về nội soi và ghép tạng. Mang kiến thức mình học được, tôi về triển khai tại Bệnh viện Việt Đức và chia sẻ cho các đơn vị khác. Hiện, 60 khoá với 2.000 các bác sĩ đã học và thực hiện phẫu thuật nội soi. Hơn 90% các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đã làm được kỹ thuật này. Các bác sĩ ở nước ngoài cũng đã đến học kỹ thuật của chúng ta", GS.TS Trần Bình Giang không giấu vẻ tự hào khi chia sẻ về chuyên môn y khoa.

Một thành tựu nữa của GS.TS Trần Bình Giang được nhiều thế hệ bác sĩ kính nể là bảo tồn tạng vỡ. Trước đây, khi bệnh nhân bị chấn thương vỡ gan, lách, thận, tuỵ… đều phải mổ cắt bỏ. Khi mổ, bệnh nhân sẽ đau đớn, kèm theo điều trị sau mổ, dịch truyền, thuốc thang rất nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cũng có. Khi làm luận án Tiến sĩ, ông nghiên cứu về bảo tồn lách.

Lách là cơ quan chỉ có máu, trước đây hơi vỡ lách đều mổ cắt đi, nhưng theo các nghiên cứu trên thế giới, khi cắt lách sẽ có những rối loạn của cơ thể. Lúc đó ông đặt vấn đề phải giữ lách lại. "Khi nói lên ý tưởng, các thầy không ủng hộ bởi quan niệm vỡ lách là phải cắt. Nhưng khi tôi mổ bảo tồn ca vỡ lách đầu tiên vào năm 2000 thành công đã mở ra một hướng đi mới. Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục nghiên cứu bảo tồn các tạng vỡ khác như gan, thận…", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ.

Hiện, 95% ca vỡ gan, vỡ thận lách không cần phải mổ mà chỉ cần điều trị. Các kỹ thuật này cũng đã được chuyển giao đến nhiều bệnh viện trên cả nước. GS.TS Trần Bình Giang cũng là chủ biên nhiều cuốn sách về các phương pháp này, trở thành sách gối đầu giường của các bác sĩ ngoại khoa Việt Nam. Dù vậy, ông nói chỉ là "đóng góp chút xíu cho y khoa, điều trị cho người bệnh".

Áp lực cao và khát vọng lớn

“Áp lực” của giám đốc bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 3.

GS.TS Trần Bình Giang (thứ hai từ phải sang) trong một cuộc phẫu thuật nội soi.

Là người giỏi chuyên môn nhưng khi giữ vị trí điều hành một bệnh viện ngoại khoa hạng Đặc biệt đầu tiên (đến nay là duy nhất) ở thời điểm có nhiều thay đổi chính sách trong kinh tế y tế, đối với GS.TS Trần Bình Giang cũng là một áp lực không nhỏ.

GS.TS Trần Bình Giang cho biết, Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng Đặc biệt, đầu ngành Ngoại khoa của cả nước, nơi có truyền thống bề dày lịch sử rất lớn. Nhiều thầy thuốc nổi tiếng từng công tác tại Bệnh viện như: Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Tôn Thất Bách, Phạm Biểu Tâm… Do đó, Bệnh viện "gánh trên vai" truyền thống rất lớn. Hiện Bệnh viện có 40 Giáo sư, Phó giáo sư; 400 thầy thuốc có trình độ Thạc sĩ và hơn 2.300 cán bộ. Mỗi năm, Bệnh viện thực hiện hơn 70.000 ca mổ nặng và đặc biệt. Bệnh viện cũng là nơi kỳ vọng của người bệnh, là nơi đặt niềm tin tưởng mà tất cả đồng nghiệp trên cả nước nhìn vào.

Với những cống hiến to lớn cho sự phát triển của nền y học nước nhà, GS.TS Trần Bình Giang đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Cuối năm 2020, GS.TS Trần Bình Giang vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

"Tôi không được đào tạo bài bản về kinh tế, song phải điều hành một bệnh viện lớn, gánh trách nhiệm trước lịch sử, trước đời sống cán bộ nhân viên, người bệnh. Đó là áp lực đối với tôi và tập thể lãnh đạo Bệnh viện, đòi hỏi luôn luôn cố gắng", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ. Đối với ông đây là thách thức, song cũng chính là thuận lợi, bởi Bệnh viện Việt Đức có lịch sử lâu đời, tập trung nhiều chuyên gia đầu ngành nhiệt huyết cống hiến hết mình vì người bệnh.

6 năm qua, Bệnh viện Việt Đức đã được giao tự chủ, chi thường xuyên. Đến nay, Bệnh viện đang chuyển đổi mô hình để thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ (thí điểm tự chủ hoàn toàn). Bệnh viện đã làm rất nhiều việc, nâng mức độ tự chủ cao hơn, phát huy tính chủ động sáng tạo. Hiện tại, 15 phòng ban khu hành chính của Bệnh viện nhận chứng chỉ ISO để làm việc chuyên nghiệp, chuẩn mực, nhằm quản lý bệnh viện tốt hơn. Bệnh viện Việt Đức cũng là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành Y tế lập Phòng Kiểm toán nội bộ để công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

"Khi ở giai đoạn cuối của sự nghiệp, điều tôi muốn làm chính là tiếp tục truyền dạy, bồi dưỡng cho thế hệ sau, để các em tiếp bước, phát triển. Tôi cũng muốn Bệnh viện Việt Đức tiếp tục giữ vững truyền thống này, phát huy để trở thành bệnh viện hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà phải vươn tầm thế giới. Các em thế hệ sau rất giỏi. Tôi tin các em sẽ làm được!", GS.TS Trần Bình Giang xúc động nói.

GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ: “Ngành Y tế có truyền thống “tôn sư trong đạo”, những người đi sau trân trọng người thầy đi trước. Ngành Y ngoài kiến thức chuyên môn thì còn cần có kinh nghiệm, thời gian rèn dũa. Tôi dần học từ các thầy, giờ trưởng thành lại truyền dạy cho học trò mình. Tôi được như ngày nay là nhờ các thầy tôi, chỉ bảo cả về tay nghề và đạo đức y học, thậm chí học cả cách ứng xử với người bệnh. Trong nghề nghiệp, người có ảnh hưởng đến tôi rất nhiều là GS Tôn Thất Bách. Tôi học từ ông nhiều thứ, từ chuyên môn đến cuộc sống. Sau này khi lập gia đình thì tôi ơn vợ. Cô ấy là đồng nghiệp, sau tôi 3 khoá. Dù có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng vợ tôi chấp nhận lùi về sau làm chỗ dựa cho chồng”.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top