Bà Astrid Bant -Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam: UNFPA luôn đồng hành với Việt Nam
GiadinhNet - “55 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác DS-KHHGĐ, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. UNFPA sẽ cùng đồng hành với công tác dân số của Việt Nam trong sự phát triển bền vững của đất nước”, bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội nhân kỷ niệm 55 Ngày Truyền thống ngành Dân số của Việt Nam.
Việt Nam cần biến thách thức thành cơ hội
Bà đánh giá như thế nào về những hoạt động của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam trong suốt thời gian qua?
- Việt Nam đạt được những thành tựu rất ấn tượng về công tác DS-KHHGĐ trong những thập kỷ qua. 10 năm qua Việt Nam đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế (trung bình một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con). Các thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS đã giúp Việt Nam đạt và vượt trước thời hạn một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, ví dụ tỉ suất chết mẹ và chết trẻ dưới 1 tuổi giảm, bình đẳng giới được tăng cường giúp phụ nữ được nâng cao vị thế.
Những thành tựu này đã đóng góp nhiều vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, góp phần đưa chất lượng sống của người dân được nâng cao; tuổi thọ và thu nhập bình quân đầu người tăng… Điều đó cũng đã giúp Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
Theo đánh giá của Unfpa: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc trẻ. Ảnh: dương ngọc
Công tác DS-KHHGĐ từ năm 1961 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu: các chỉ số về tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn khá cao; chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ em ngày càng được cải thiện khá nhiều so với những năm 90 của thế kỷ trước. Ở các địa phương, các điều kiện, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ dân số - y tế được nâng cao nhiều; nhận thức của người dân về quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và đặc biệt hiểu biết của họ về dự phòng và việc tiếp cận dịch vụ được cải thiện rất rõ. Các số liệu, chỉ số điều tra ban đầu, cuối kỳ của các chương trình mà chúng tôi hợp tác với Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận sự chuyển đổi hành vi, nhận thức của người dân, đặc biệt là nam giới và vị thành niên trong phòng chống HIV, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhận thức về chăm sóc thai nghén, chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước và sau sinh, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cũng đã tăng lên…
Bà đánh giá như thế nào về những cơ hội và thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn tới, khi Việt Nam tiến tới hoàn thành Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020?
- Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực DS-SKSS song vẫn cần nỗ lực nhiều hơn, nhất là việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Tuổi thọ người dân tăng lên và mức sinh giảm dẫn đến tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi) trở lên trong tổng dân số đang gia tăng, đưa Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đây là một thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng cơ hội “dân số vàng”, nếu không, cơ hội sẽ biến thành thách thức. Thách thức lớn nhất là đòi hỏi về công ăn việc làm cho lực lượng lao động trẻ dồi dào, cũng như đào tạo nghề cho thanh niên và nâng cao năng suất lao động. Tiếp theo là đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện tránh thai an toàn cho thanh niên khi nhóm dân số này bước vào độ tuổi sinh đẻ tăng nhưng lại kết hôn muộn. Bên cạnh đó, trong việc triển khai Chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2020, chúng ta đã nỗ lực ngăn ngừa và giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Đáng lưu ý là tâm lý thích sinh con trai trong người dân rất mạnh, trong đó có không ít người có trình độ văn hóa, có thu nhập cao.
Hợp tác vì cuộc sống của người dân
Theo bà, Việt Nam cần làm gì để về đích Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011–2020 một cách tốt nhất?
Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế nhưng không có nghĩa là không cần đầu tư tiếp cho công tác DS-KHHGĐ. Đầu tư nguồn lực cần tiếp tục và nhiều hơn để đảm bảo duy trì được thành tựu và ứng phó với những thách thức mới. Chúng ta cần có các nghiên cứu, chiến dịch truyền thông tuyên truyền, sâu rộng vào cộng đồng. Các chương trình an sinh xã hội cho người cao tuổi, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới, tận dụng cơ hội dân số vàng,… cần có sự vào cuộc, tham gia phối hợp của các ngành khác.
“Cửa sổ cơ hội nhân khẩu học” đang mang lại cho Việt Nam cơ hội duy nhất trong lịch sử để biến giai đoạn vàng này thành động lực cho sự thịnh vượng về kinh tế - xã hội và là động lực cho Việt Nam nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta có thể thực hiện được nhiệm vụ này bằng cách đảm bảo cho mỗi người trẻ tuổi có được nền tảng giáo dục tốt và lành mạnh với kiến thức và kỹ năng được trang bị để họ có thể biến ước mơ thành hiện thực. Đây là thời điểm để đầu tư và hỗ trợ người trẻ tuổi đặc biệt là các trẻ em gái. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà Việt Nam hoàn toàn ủng hộ với tư cách là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
Thời gian tới, UNFPA sẽ có những hỗ trợ gì cho Việt Nam trong lĩnh vực dân số, thưa bà?
- Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ và các bộ, ngành trong thực hiện mục tiêu Việt Nam đề ra trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong thời gian Việt Nam đang xây dựng Luật Dân số mới, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cam kết hỗ trợ kỹ thuật để chính sách dân số của Việt Nam phù hợp với những thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
UNFPA luôn đồng hành với Việt Nam trong việc sử dụng các dữ liệu dân số để xây dựng chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân. Mọi nỗ lực đó đều nhằm đảm bảo rằng mỗi phụ nữ, nam giới, thanh thiếu niên và trẻ em đều có một cuộc sống khỏe mạnh và có cơ hội phát triển; không mang thai thai ngoài ý muốn; trẻ em được sinh ra an toàn; thanh thiếu niên có cơ hội phát triển hết tiềm năng; trẻ em gái và phụ nữ được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Chúng tôi tin rằng, cách duy nhất và tốt nhất là cùng nhau hợp tác và hành động để cải thiện cuộc sống của mọi người dân.
Trân trọng cảm ơn bà.
“Một thách thức lớn khác là sự gia tăng nhanh chóng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở Việt Nam. Trong vòng 10 năm gần đây, tỷ số này đã tăng lên từ 110 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái năm 2006 lên tới 112,2/100 năm 2014, ước tính là 113,2 năm 2016. Nếu xu hướng này tiếp tục với tốc độ gia tăng như vậy, tỷ số giới tính khi sinh có thể vượt ngưỡng 115/100 trong vòng 3 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai và sẽ kéo theo hậu quả là có quá nhiều nam giới. Sự khan hiếm phụ nữ cũng sẽ gây áp lực cho họ phải kết hôn sớm, tăng nhu cầu mại dâm và buôn bán người”.
- Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, công tác DS-KHHGĐ Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả to lớn. Sau 55 năm, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm được 4,3 con, từ 6,3 con năm 1960 xuống 2,09 con năm 2015, trong khi bình quân trên toàn thế giới chỉ giảm được 2,5 con, từ 5 con xuống còn 2,5 con. Tuổi thọ bình quân tăng 35,6 tuổi, từ 40 tuổi năm 1960 lên 75,6 năm 2016, Việt Nam xếp thứ 56 trong số 138 nền kinh tế được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng sống thọ.
- Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2% mỗi năm. Dân số Việt Nam bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, cải thiện rõ rệt tình trạng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tình trạng đói nghèo, tăng cường bình đẳng giới..., đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Hà Anh (thực hiện)
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Cục Dân số tập huấn kỹ năng truyền thông về dân số, định kiến giới
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcGĐXH - Nhằm giải quyết và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng bạo lực trên cơ sở định kiến giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức lớp "Tập huấn cập nhật thông tin cho phóng viên báo chí trong cách thức viết tin bài về lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới".
Hiếm gặp trường hợp xoắn vòi tử cung ở bé gái 11 tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung. Điều đáng nói đây là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Xoắn vòi tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...
5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Hạn chế đau lưng sau sinh mổ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.