Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà bầu ăn dứa được không?

Thứ sáu, 16:00 03/06/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Bà bầu ăn dứa được không? Với vị thơm ngọt, dễ ăn, trong thời kỳ thai nghén, không ít chị em cảm thấy thèm dứa. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, ăn dứa có thể gây sảy thai nhưng số khác lại đồng ý với quan điểm, dứa có thể giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ và nhanh hơn.

Dứa là một trong những loại quả thuộc miền nhiệt đới, chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Theo y học, dứa có công dụng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và quá trình phát triển xương.

Bà bầu ăn dứa được không? - Ảnh 1.

Bà bầu ăn dứa được không? (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, dứa còn có tác dụng làm đẹp đối với chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên việc bổ sung bất cứ thực phẩm nào cũng cần phải có sự tham khảo kỹ lưỡng.

Bà bầu ăn dứa được không?

Theo các bác sĩ, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh việc bà bầu ăn dứa có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có thể gây sảy thai. Bởi bất cứ loại quả nào cũng an toàn với sức khỏe của phụ nữ mang thai nếu được sử dụng ở mức hợp lý. Tuy vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn dứa với liều lượng quá nhiều.

Nguyên nhân là do trong thành phần của dứa có chứa hoạt chất enzyme bromelain có khả năng gây kích thích cổ tử cung và gây nên cơn co thắt tử cung. Đặc biệt, trong những quả dứa xanh có chứa hoạt chất này rất cao, khi mới mang thai 3 tháng đầu nếu ăn khoảng 7 quả dứa xanh/ ngày sẽ khiến sảy thai.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai ăn nhiều dứa có thể gây nên tình trạng ợ nóng, tiêu chảy do dứa có chứa nhiều axit gây ợ nóng. Vì thế, bà bầu cần bổ sung dứa với liều lượng thích hợp để tránh tác dụng ngược.

Mặc dù, dứa không tốt đối với các thai phụ ở những tháng đầu nhưng những tháng cuối thai kỳ lại rất có lợi cho việc chuẩn bị chuyển dạ và sinh nở. Bắt đầu từ tuần thứ 38 trở đi, khi bé đã chuẩn bị sẵn sàng ra đời, mẹ bầu có thể ăn thêm dứa nhiều hơn một chút để việc sinh nở trở nên dễ dàng. Lúc này, thành phần enzyme bromelin của dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung của thai phụ.

Bà bầu ăn dứa được không? - Ảnh 2.

Bà bầu ăn dứa có tốt không? (Ảnh minh họa)

Lợi ích của việc ăn dứa đối với bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dứa mang đến một số lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu như:

- Hỗ trợ xương chắc khỏe: Thành phần trong dứa có chứa tới 70% mangan, rất cần thiết cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và những mô liên kết.

- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Dứa có chứa vitamin C hỗ trợ tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch dành cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, hoạt chất bromelain trong dứa cũng có công dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu mẹ đang bị đau họng hoặc cảm lạnh có thể thử một miếng dứa.

- Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón: Trong dứa có chứa nhiều chất xơ, giúp các mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng táo bón và khó chịu khi mang thai. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa cũng có công dụng phân hủy protein giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

- Hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch khi mang thai: Những tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Thành phần bromelain trong dứa có công dụng chống viêm, ngăn cản hiện tượng xơ hóa tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.

Ngoài ra, nếu bà bầu mang thai 3 tháng cuối ăn dứa còn có thể điều hòa huyết áp, cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ....

Bà bầu ăn dứa được không? - Ảnh 3.

Phụ nữ mang thai ăn dứa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần phải cẩn trọng. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi ăn dứa trong quá trình mang thai

Dứa nói chung là an toàn nhưng có một số lưu ý cần lưu ý khi mang thai:

- Dị ứng với dứa: Mẹ bầu có thể bị dị ứng với dứa mặc dù không phổ biến lắm. Nếu mẹ thấy rát hoặc đau lưỡi, ngứa hoặc sưng môi, lưỡi, hoặc cổ họng hoặc bất kỳ triệu chứng bất ngờ nào khác sau khi ăn dứa như sốc phản vệ, chẳng hạn như thở khò khè, ho, nôn mửa, tiêu chảy hoặc huyết áp thấp, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Đối với những bà bầu có cơ địa dị ứng nên bổ sung dứa bằng cách ăn dứa đã qua chế biến như xào, nấu canh. Do dưới tác động của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.

- Tiểu đường thai kỳ: Dứa có chứa đường tự nhiên nên nếu ăn nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là các mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

- Ợ nóng: Dứa có thể gây ợ chua vì nó có tính axit. Ăn dứa với số lượng lớn có thể khiến mẹ bị trào ngược axit hoặc ợ chua, vì vậy hãy tránh ăn quá nhiều.

Ngoài ra, khi ăn dứa mẹ bầu nên bỏ qua phần lõi vì chúng có thể hình thành nên những búi xơ trong thành ruột. Nếu gọt dứa phải gọt sâu và cắt hết mắt dứa, gọt xong nên ăn ngay và không nên ăn loại dứa đựng lâu trong túi nilon.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 2 ngày trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ dịp Tết và cách sơ cứu, phòng tránh

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Dịp Tết trẻ được nghỉ học dài ngày, nhiều trẻ cùng bố mẹ về quê đón Tết, tiềm ẩn nguy cơ bị tai nạn thương tích. Cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.

Top