Bà bầu tắm thế nào cho đúng cách?
GiadinhNet - Không được tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không ngâm mình quá lâu trong nước, hạn chế sử dụng các dung dịch có chất tẩy mạnh để vệ sinh vùng kín hàng ngày… là những điều các bà bầu cần biết để bảo vệ sức khỏe của mình và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng.

Bà bầu tắm gội không đúng cách sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh minh họa
Hạn chế dùng dung dịch vệ sinh thường xuyên
Thời gian gần đây, chị Trần Thị Lụa (phố Trần Duy Hưng, Hà Nội) lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Phần vì chị đang có thai đứa con đầu lòng được hơn 2 tháng, phần vì áp lực công việc tại công ty, do vậy cứ đi làm về đến nhà, chị có thói quen đi tắm ngay với ý nghĩ sẽ giúp “xua tan” những mỏi mệt.
Chị Lụa cho biết: “Mặc dù trời không nóng nhưng tôi vẫn toát mồ hôi, người lúc nào cũng thấy ngứa ngáy, khó chịu. Thế nên, đi làm về, tôi chỉ muốn chui ngay vào nhà tắm, xả nước nóng và nằm ngâm mình trong chiếc bồn. Cứ nằm như thế khoảng 15 phút là tôi thấy tinh thần sảng khoái hơn rất nhiều. Đặc biệt, nước càng nóng, cảm giác lỗ chân lông được giãn nở càng nhanh, mệt mỏi cũng giảm đi rõ rệt”.
Tuy nhiên, bà bầu này cho hay, việc chị ngâm mình trong bồn tắm lại bị mẹ chồng “kịch liệt” phản đối. Theo mẹ chồng chị, đó là việc làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con dâu cũng như đứa cháu nội đầu lòng của bà. “Mẹ chồng tôi cho rằng, phụ nữ mang bầu cần đặc biệt chú ý trong việc giữ gìn sức khỏe, nhất là trong ba tháng đầu, mọi “nhất cử nhất động” đều phải thận trọng, kể cả việc tắm gội. Theo bà, không được tắm với nước quá nóng vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, lỗ chân lông giãn nở đột ngột gây ra tình trạng tăng huyết áp, không tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng. Vả lại, nếu ngâm mình lâu trong nước, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường âm đạo, gây viêm nhiễm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ tăng nguy cơ sinh non, đứa bé sinh ra sẽ bị dị dạng và mắc các bệnh như thần kinh, xương khớp… ”, chị Lụa kể lại lời mẹ chồng cảnh báo.
Thai kỳ được hơn 8 tháng, chị Lê Ánh Tuyết (ở Thanh Xuân, Hà Nội) bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề, di chuyển có phần khó khăn hơn trước. Việc tắm gội cũng bất tiện hơn do gia đình chị phải thuê nhà trọ, diện tích phòng tắm nhỏ hẹp, chị Tuyết chỉ có thể tắm trong tư thế ngồi xổm và múc nước dội lên người.
“Tôi không thích tắm nước nóng vì dễ khô da, cứ dội nước lạnh cho mát. Mấy hôm trời trở gió, phòng tắm không có bình nóng lạnh, tôi cũng lười không đun nước, cứ thế tắm thôi, đôi lúc thấy hơi rùng mình. Phòng tắm chật hẹp, khó khăn nhất là lúc gội đầu, phải ngồi gập bụng, lúc đứng lên, bụng thì tức, chân thì tê, có lần lảo đảo suýt ngã”, chị Tuyết chia sẻ.
Chị Tuyết cho biết thêm, trong thời gian mang bầu, vùng kín của chị tiết dịch nhiều hơn bình thường. Do vậy, chị phải thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa cho sạch sẽ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng liên tục, chị thấy hiện tượng phần âm đạo nổi mẩn ngứa và có cảm giác khô rát, chị phải ngưng sử dụng vì sợ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng.
Dễ viêm nhiễm vùng kín nếu tắm quá lâu
Theo BS Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà - Hà Nội), trong thời gian mang bầu, do sự thay đổi sinh lý đặc thù khiến thai phụ hay ra mồ hôi, âm đạo tiết dịch nhiều, vì vậy mà nhu cầu tắm gội càng tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể người phụ nữ trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, vì vậy không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn.
Đối với nhiệt độ nước khi tắm, BS Dung cho hay: “Rất khó để có thể xác định được nước quá nóng hoặc quá lạnh là bao nhiêu độ, bởi lẽ điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thai phụ nên tắm nước ấm, nhiệt độ khoảng từ 34 – 35 độ C. Thời gian tắm hợp lý trong khoảng từ 10-15 phút”.
Nếu tắm với nước quá nóng (cao hơn nhiệt độ cơ thể), nhiệt độ cơ thể mẹ tăng khiến nhiệt độ túi ối tăng theo, ảnh hưởng xấu đến việc hô hấp của thai nhi. Nếu tắm với nước quá lạnh, bà bầu dễ bị cảm lạnh, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim. Đặc biệt, thai phụ có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột có nguy cơ các mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
BS Dung cho biết thêm, nhiều thai phụ thường nghĩ rằng, bầu bí mệt mỏi nên tắm là thời gian thoải mái nhất, vì vậy nhiều người có thói quen tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong nước. Điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và con. Vì khi mang thai, đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, cổ tử cung dần ngắn lại, do đó mà sức đề kháng của âm đạo với vi khuẩn giảm sút, dẫn đến dễ viêm nhiễm, nhất là khi thai phụ ngâm mình trong nước lại càng tạo điều kiện cho vi khuẩn từ nước bẩn thâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm cho cả mẹ lẫn con.
Ngoài ra, thai phụ nên tránh ngồi xổm hoặc đứng quá lâu. Điều này có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng các loại sữa tắm và dung dịch có chất tẩy mạnh sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, từ đó, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, gây nguy hại đến thai nhi trong bụng.
“Mặc dù mẹ chồng tôi hơi kỹ tính, đôi khi thành cẩn thận quá mức nhưng những gì bà nói cũng không hẳn là không có cơ sở. Tôi thì nghĩ đơn giản là tắm làm sao cho thoải mái là được chứ cũng không biết rằng việc tắm gội không đúng cách sẽ gây hại đến đứa con trong bụng đến thế”, chị Lụa lo lắng nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, kể cả việc tắm rửa cũng không đơn giản như ngày thường. Vì vậy, cần phải tắm đúng cách để an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Khi tắm cần lau rửa nhẹ nhàng vùng ngực, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những kích thích có thể dẫn tới nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Bà bầu cần chăm sóc kỹ vùng rốn khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Các bà bầu tuyệt đối không chà mạnh vùng rốn, có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa. Dùng nước sạch để rửa vùng kín, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm có chất tẩy mạnh cho vùng này.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 2 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.