Bà lão gần 40 năm ăn, ngủ vỉa hè Hà Nội và mơ ước chết có người chôn
Thất lạc gia đình từ thời chiến, đói khổ, bà Liên bao năm qua lang thang khắp ngõ ngách nơi phố thị. Bà lão đã gần 40 năm ăn, ngủ ở vỉa hè Hà Nội ước mơ sau khi mình chết sẽ có người chôn cất.
Từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Ái Liên (81 tuổi) lại thu dọn đồ đạc ngủ nhờ vỉa hè một quầy ki-ốt ở số 2, phố Hàng Giày (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chủ quán lấy chỗ bán hàng. Rồi bà mò mẫm gánh đồ ra đầu đường Phan Đình Phùng (đoạn đối diện Bốt Hàng Đậu, phường Hàng Mã, Hà Nội) bán quần áo, chăn màn cũ để mưu sinh. Suốt bao năm qua, bà lão ở tuổi xế chiều này sống cô độc, không người thân thích.
Bà không nhớ quê quán mình ở đâu, không giấy khai sinh, tên là do bà tự đặt cho mình. Bao năm qua, bà lưu lạc khắp nơi sống kiếp cô độc, không người thân thích.
“Thời tôi sinh ra, chiến tranh bom đạn, nhà nghèo khổ, đói rét nên từ nhỏ đã bị bố mẹ mang đi cho người khác nuôi. Không biết người thân còn những ai. Sau này, tôi lang thang khắp nơi rồi mò mẫm lên Hà Nội kiếm sống”, bà Liên nhớ lại.
Để mưu sinh, bà làm đủ nghề, từ làm thuê, nhặt hoa quả ở chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân để bán lại đến rửa bát thuê… Ngoài ra, đối với những bộ quần áo cũ được người đi đường mang cho, bà Liên tỉ mẩn chọn lọc cái nào còn mới, đem giặt sạch sẽ rồi bán lại, kiếm tiền sống qua ngày. Tối đến bà vạ vật bên vỉa hè làm chỗ ngả lưng.
“Ngày trước, đói khổ, sống lang thang ở ngoài đường Hà Nội nên những người như tôi bị đưa vào trong trại để lao động và sống 21 năm trong đó. Khi ra ngoài, tôi chỉ còn 25kg. Gần 40 năm qua tôi cứ sống lang thang thế này”, bà lão cho hay.
Bà vui vẻ kể: “Nhìn tôi già cả thế này thôi nhưng may, thêu khéo tay lắm. Quần áo cũ người ta cho bị mất cúc hay khóa, tôi lại lấy kim may lại cẩn thận. Sau đó giặt xả thơm phức mới bán được. Được cái ông trời bao năm qua cho sức khỏe, ngủ đường, ngủ chợ nhưng không ốm đau. Nếu mà ốm tôi cũng chẳng có tiền để chữa trị".
Tiếp lời chúng tôi, bà Liên buồn rầu chia sẻ: “Cuộc đời tôi thì cô đơn lắm. Không nhà không cửa nên cũng chả người đàn ông nào dám lấy. Nhiều lúc tôi nghĩ hay xin một đứa con để nuôi cho có mẹ có con sau này nương nhờ lúc già yếu nhưng rồi lại thôi. Đời tôi khổ lắm rồi, không nhà cửa, ngủ vỉa hè với cảnh màn trời chiếu đất thì có nuôi cũng khổ con cái nên đành thôi”.
Bữa cơm trưa đơn giản của bà lão chỉ có vài quả cà và ít muối vừng và cơm nguội còn lại của buổi tối ngày hôm trước. “Cơm nguội trời lạnh thế này cũng không lo thiu. Bao năm nay tôi chỉ thích ăn cà muối rồi kho lên cho nó mềm thôi. Cứ chiều lại, người dân nấu xong lại nhờ bếp lò của họ đun cơm để ăn cho buổi tối và ngày hôm sau, sống một mình nên ăn uống cũng qua loa cho qua ngày”, bà Liên vui vẻ kể.
Lôi tấm ảnh chụp chân dung mình được cất cẩn thận trong làn quần áo bà Liên khoe mới tiết kiệm được 300 nghìn đồng rửa ra để sau này chết còn làm ảnh thờ mình. “Sống một mình nên tôi chỉ có tâm niệm sau này chết, không có người thân chỉ mong mọi người chôn cất rồi lấy ảnh này đặt lên mộ tôi là tôi có thể nhắm mắt xuôi tay rồi”, bà Liên thều thào nói.
Nhớ về kỷ niệm sống ở vỉa hè Hà Nội bà lão bày tỏ: “Tôi chỉ sợ rất là những ngày mưa rét. Trời mưa phùn phả hết vào bên trong. Lúc đó tôi chỉ biết lấy chăn quấn khắp người cho bớt lạnh. Còn những ngày mưa bão thì ôm đồ đạc, quần áo đứng trú mưa. Không nhà cửa khổ cực lắm”.
Một ngày làm việc của bà lão thường bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối mới về vỉa hè ở phố Hàng Giày (quận Hoàn Kiếm) để ngủ. “Gần 40 năm ngủ vỉa hè Hà Nội cũng thành quen. Tôi ngủ được 6, 7 năm nay. Quanh khu phố này hầu như phố nào tôi cũng ngủ vài năm nên hầu như ai cũng biết. Cứ sáng sớm tôi phải dọn đồ đạc rồi mang đi bán. Chiều tối chủ quán dọn hàng, đóng cửa tôi mới dám về ngủ nhờ trước cửa. Cũng may họ thương tình cho ngủ nhờ chứ không cũng chẳng biết ở đâu”, bà Liên tâm sự.
Chị Ngô Thị Duyên, phường Phúc Xá, quận Ba Đình cho biết: “Thấy bà ấy bán quần áo cũ để sống khổ cực qua ngày ở đây bao nhiêu năm qua nên thi thoảng vẫn gom quần áo mang cho bà ấy, lần thì mang cho bà ấy ít đồ ăn. Nghĩ cảnh già cả rồi không người thân thích sống lang thang như vậy ai cũng thấy thương”.
Theo MASK
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.