Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắc Giang: Nhiều biện pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet - Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, công tác DS - KHHGĐ tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo đà cho việc thực hiện công tác này trong thời gian tới.

Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2017 với thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh.
Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2017 với thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh.

Hiệu quả cao từ các biện pháp phối hợp

Từ tỉnh đứng thứ 4 về tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) cao nhất cả nước vào năm 2012 (118,5 trẻ trai/100 trẻ gái), sau 5 năm thực hiện nhiều biện pháp, đến nay tỷ số này của Bắc Giang đã giảm còn 111,8/100.

Giai đoạn 2009-2011, tỷ số giới tính của nhóm trẻ dưới 5 tuổi ở Bắc Giang được đánh giá là gia tăng nhanh, đạt 120,42/100, cao hơn mức chung toàn quốc 7,75 điểm phần trăm. Ngày 31/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng GTKS, chú trọng các giải pháp trong truyền thông giảm thiểu mất cân bằng GTKS. Chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia, vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, lồng ghép tuyên truyền về mất cân bằng GTKS vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề là gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11, từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Tại cấp tỉnh, dưới sự chứng kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế Bắc Giang đã ký cam kết tuyên truyền vận động nhân dân không lựa chọn giới tính thai nhi với 8 ngành, gồm: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở VHTT-DL, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị và đưa tiêu chí thực hiện chính sách dân số vào quy chế, gắn với các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, Sở Y tế ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền vận động về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2013-2015, 2016-2020 với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ thực hiện chương trình phối hợp truyền thông với Ban Tôn giáo tỉnh để tuyên truyền về vấn đề mất cân bằng GTKS đối với chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo trong tỉnh. Phối hợp tuyên truyền về chính sách dân số, tình trạng mất cân bằng GTKS với một số đơn vị như: Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Trường Chính trị, Hội Nông dân, Hội LHPN, Tỉnh đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động, Nhà hát chèo, Trung tâm Văn hóa...

Tại cấp huyện, 100% các địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, cấp xã kiểm soát tình trạng mất cân bằng GTKS gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Kết hợp truyền thông đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng, nội dung Chỉ thị đã được quán triệt tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ. Hàng năm, ngành Y tế phối hợp với các cơ quan liên ngành chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, kinh doanh ấn phẩm văn hóa.

Thành tựu nổi bật

Đến nay, 100% cán bộ y tế và các cơ sở y tế tư nhân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; 500 cơ sở kinh doanh ấn phẩm văn hóa ký cam kết không hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Toàn tỉnh thành lập được 958 câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình; 622 câu lạc bộ dân số với hơn 46.000 hội viên hoạt động hiệu quả. Trên 500 nghìn cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình sinh hoạt ngoại khóa được cung cấp kiến thức về dân số, giảm thiểu mất cân bằng GTKS. 100% cán bộ, giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo được triển khai, ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Y tế thực hiện 37.156 cuộc truyền thông kiến thức DS-KHHGĐ và mất cân bằng giới tính khi sinh, tổ chức 1.120 hội thi, tọa đàm, giao lưu, sinh hoạt chuyên đề về nội dung này. Thông qua các hoạt động truyền thông về dân số, mất cân bằng giới tính, hàng trăm nghìn hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ, đoàn viên công đoàn được tuyên truyền, phổ biến văn bản, chính sách, pháp luật về dân số, mất cân bằng GTKS và tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ.

Tại các địa phương trong tỉnh, hoạt động truyền thông dân số, mất cân bằng GTKS được triển khai đều khắp với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai hội nghị quán triệt Chỉ thị ở cơ sở cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, trưởng các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ dân số, trưởng thôn, bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường học trên địa bàn. Đặc biệt, đã lồng ghép truyền thông tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng mất cân bằng GTKS gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, gắn với nội dung thi đua, đưa và quy ước, hương ước trong xây dựng làng văn hóa; kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ y tế và tuyên truyền viên dân số cơ sở. Vận động trực tiếp đối tượng có nguy cơ sinh con lần 3 cao, không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi. Điển hình là huyện Việt Yên năm 2004 đã triển khai tới 100% cơ quan, ban, ngành và UBND cấp xã ký cam kết với UBND huyện thực hiện chính sách dân số, giảm thiểu mất cân bằng GTKS; 100% xã, thị trấn của huyện Hiệp Hòa ký cam kết tới tận hộ. Hơn 3.000 hộ dân và 34 đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ y tế của huyện Lạng Giang ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi…

Với những biện pháp trên, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được khống chế, tỷ số GTKS của tỉnh giảm từ 118,5/100 (năm 2012) xuống còn 115,2/100 (năm 2016) và 5 tháng đầu năm 2017 giảm còn 111,8/100.

Tuy nhiên, trước tình hình kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số ngày càng thu hẹp, tổ chức bộ máy làm công tác dân số còn thiếu biên chế, tỷ số GTKS vẫn còn cao, tỷ lệ sinh lần 3 có chiều hướng gia tăng, thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục quan tâm, quán triệt, triển khai các văn bản, chính sách dân số sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; các địa phương chủ động bố trí kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số trong kế hoạch ngân sách hàng năm; thực hiện tốt phong trào thi đua, khen thưởng và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số bằng nhiều hình thức thích hợp. Phấn đấu đưa tỷ số GTKS về mức cân bằng chung của cả nước, đồng thời kiềm chế, giảm tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên; coi trọng việc nâng cao chất lượng dân số.

Ngô Thị Lương

(Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phòng bệnh viêm phụ khoa dễ mắc trong mùa mưa lũ

Phòng bệnh viêm phụ khoa dễ mắc trong mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết mùa mưa, ngập lụt khiến phụ nữ dễ bị viêm phụ khoa, đặc biệt là nhiễm nấm âm đạo. Thời tiết ẩm ướt thúc đẩy sự phát triển của nấm như Candida albicans, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng này.

Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Nâng cao chất lượng dân số từ vùng núi đến miền biển

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Các đơn vị y tế phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể tiến hành tuyên truyền về công tác dân số cho cư dân trên địa bàn. Cùng với đó duy trì tốt việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, duy trì các hoạt động tư vấn...

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

6 loại thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho phụ nữ mang thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình nuôi dưỡng một sinh linh mới là một trong những việc khó khăn. Điều quan trọng nhất là phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn bổ dưỡng. Lựa chọn những thực phẩm tốt nhất sẽ giúp cả mẹ và em bé khỏe mạnh hơn trong thai kỳ.

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Mối liên hệ giữa cổ trướng và ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cổ trướng là sự tích tụ dịch (chất lỏng) trong ổ bụng. Khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng sẽ bị cổ trướng vào thời điểm chẩn đoán ung thư ban đầu.

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Báo động đỏ cấp cứu sản phụ đờ tử cung do rau tiền đạo, rau bong non

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến dưới lên.

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Top