Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật phía sau tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh: Nam giới “ế sưng” nhưng phụ nữ vẫn... khổ

GiadinhNet - Các nhà nhân khẩu học dự báo trong vòng 20 – 30 năm nữa, sẽ có khoảng 2,3 – 4,3 triệu đàn ông Việt có nguy cơ “ế vợ”. Số liệu gần đây nhất cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (TSGTKS) ngày càng lan rộng từ nông thôn đến thành thị, tại tất cả các vùng miền. Đặc biệt, có tới 28 tỉnh, thành phố TSGTKS là trên 111 trẻ trai/100 trẻ gái.

Ngành Dân số đang nỗ lực truyền thông về hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái. ảnh: Chí Cường
Ngành Dân số đang nỗ lực truyền thông về hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái. ảnh: Chí Cường

Những điểm... lạ chỉ có ở Việt Nam

Mất cân bằng TSGTKS xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2006, muộn hơn rất nhiều so với những nước láng giềng có tình trạng tương tự. Tuy nhiên, dù xuất hiện muộn nhưng TSGTKS tại nước ta lại tăng rất nhanh với những diễn biến khá phức tạp.

Từ cuộc Tổng Điều tra Dân số và nhà ở năm 1999, khi đó TSGTKS là 107 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến cuộc Tổng Điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, tỉ số này là 110,5 và tăng lên 113,8 năm 2013, cho đến nay tỉ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 112,2. Theo phân tích của các nhà điều tra nhân khẩu học, có những đặc điểm rất ngạc nhiên và rất riêng của Việt Nam được nhìn thấy từ TSGTKS.

Đặc điểm đầu tiên khiến nhiều người bất ngờ là TSGTKS tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ. Lâu nay, người ta cứ nghĩ tình trạng mất cân bằng TSGTKS sẽ rơi vào nhóm các bà mẹ có học vấn thấp nhưng kết quả lại cho thấy ngược lại.

TSGTKS tăng từ mức 106 – 111 ở các bà mẹ có trình độ tiểu học lên mức 113 ở bậc trung học phổ thông và cuối cùng là 115 ở bậc đại học trở lên (Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ 1/4/2014). Điều đáng ngạc nhiên là ở nhóm những bà mẹ với 3 năm đi học, TSGTKS tương tự mức sinh học tự nhiên là 105.

Một đặc điểm tiếp theo cũng rất bất ngờ nữa đó là TSGTKS tại Việt Nam cao ngay trong lần sinh đầu tiên (110,2). Theo ThS Trần Khánh, Vụ Thống kê Dân số và Lao động – Tổng cục Thống kê, có sự can thiệp, tác động tới việc lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ lần sinh đầu tiên.

Tại lần sinh thứ hai, số liệu cho thấy áp lực sinh con trai đã được giảm bớt và đưa TSGTKS quay trở về gần với mức cân bằng sinh học.

Tuy nhiên, tại lần sinh thứ ba trở lên, áp lực bắt buộc phải có con trai được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất. TSGTKS ở lần này tăng lên rất cao 120,2 trẻ trai/100 trẻ gái; đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng chưa có con trai, tỉ số này lên tới 148,4/100.

Mối lo khi con gái sẽ “đắt giá”

Tâm lý ưa thích con trai đã ăn sâu vào tiềm thức bao đời nay ở những nước khu vực châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tâm lý đó cộng với sự phát triển của khoa học công nghệ khiến khát vọng muốn sinh bằng được con trai của nhiều người tăng lên.

Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng “trọng nam khinh nữ” vẫn đang tồn tại một cách vô thức và có ý thức trong một bộ phận không nhỏ của người dân.

Chính vì thế, khi nghe thấy tình trạng “thừa nam, thiếu nữ” trong tương lai gần, nhiều người đã vội mừng rằng sắp tới phụ nữ sẽ “đắt giá”, sẽ được bình đẳng hơn. Tuy nhiên, những người làm công tác dân số đang đứng trước những lo lắng về hệ lụy của việc mất cân bằng TSGTKS này cả về mặt xã hội, kinh tế và an ninh.

Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết mất cân bằng TSGTKS sẽ gây ra những hệ lụy biến động xã hội theo chiều hướng xấu: Sự khan hiếm cô dâu có thể dẫn đến việc phụ nữ phải kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ cao, có sự cạnh tranh, giành giật trong quá trình tìm kiếm bạn đời; Nguy cơ gia tăng tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt dễ gia tăng tình trạng mại dâm, xâm hại tình dục…

Các chuyên gia của Vụ Bình đẳng giới – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra nguy cơ gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm. Tình trạng thừa lao động nam sẽ làm tăng sự cạnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động. Bản thân nam giới cũng khó kiếm việc làm và đặc biệt, phụ nữ sẽ càng khó tìm việc hơn hiện nay.

Trong một số ngành, phụ nữ sẽ bị thay thế bởi đàn ông. Có thể thấy, hiện nay một số ngành nghề phụ nữ đang chiếm tỉ trọng lớn như dệt may (trên 70%), y tế, giáo dục (trên 60%), nông lâm nghiệp (53%). Tuy nhiên, có thể trong tương lai gần, lao động nam sẽ lại thay thế các vị trí làm việc của lao động nữ do mất cân bằng GTKS.

“Thế kỷ này đang chứng kiến một sự kỳ cục – nguy cơ “biến mất” của phụ nữ bởi sự mất cân bằng TSGTKS” – ông Nguyễn Văn Tân bày tỏ sự trăn trở. Ông cho biết ngành Dân số đã và đang có nhiều nỗ lực để đưa TSGTKS trở lại mức sinh học tự nhiên.

Tuy nhiên, đây sẽ là một chặng đường dài đầy khó khăn, một mình ngành Dân số không thể giải quyết được, nó cần sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành, đoàn thể và sự chung tay của cả xã hội.

Về các yếu tố ảnh hưởng tới TSGTKS, ThS Trần Khanh (Vụ Thống kê Dân số và Lao động – Tổng cục Thống kê) nhấn mạnh tới ba yếu tố: sự ưa thích về giới, công nghệ lựa chọn giới tính và sức ép giảm mức sinh.

- Sự ưa thích về giới (yếu tố văn hóa): Truyền thống và phong tục của Việt Nam là một phần tạo nên sự ưa chuông con trai so với con gái (thờ cúng, nối dõi tông đường, chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già – PV).

- Công nghệ lựa chọn giới tính (yếu tố kỹ thuật): Trong xu thế phát triển của thế giới, các kỹ thuật, công nghệ trong y học ngày càng được nâng cao, do vậy, tính sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu xã hội cũng ngày càng được nâng cao.

- Giảm sinh (yếu tố nhân khẩu học) : Xu thế giảm sinh là kết quả, thành tựu của chương trình chính sách dân số và cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển. Điều này tác động trực tiếp tới việc quyết định số con của mỗi cặp vợ chồng.

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang khiến thế giới thiếu hụt 117 triệu phụ nữ. Con số này do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đưa ra vào 2010. Phần lớn sự thiếu hụt này xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo này cũng cho thấy, năm 2010, số lượng phụ nữ dưới 20 tuổi bị thiếu hụt so với nam giới là 39 triệu người.

Nguyên nhân khiến cả trăm triệu phụ nữ “biến mất” là do tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh như là nạo phá thai là gái, áp dụng công nghệ hiện đại để sinh được con trai đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ những năm 1990.

Tại Ấn Độ, từ năm 2001 đến năm 2008, đã có 4,5 triệu bé gái “biến mất”. Và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, vào năm 2050, Việt Nam sẽ thừa khoảng 2,3 – 4 triệu nam giới.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Rối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

GĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Top