Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bắc Giang: Nhiều giải pháp tích cực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet - Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả. Đặc biệt, từ tỉnh đứng thứ 4 về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) cao nhất cả nước (118,5/100 năm 2012), sau 5 năm thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đến nay TSGTKS của Bắc Giang đã giảm xuống còn 112/100, đứng thứ 20 trong cả nước.


Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề là gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai.     Ảnh: TL

Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề là gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai. Ảnh: TL

Nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả

Những năm trước đây, Bắc Giang là một trong 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về mất cân bằng giới tính trong nhóm trẻ sơ sinh. Thời điểm cao nhất là năm 2011 với tỷ lệ 119,7 nam/100 nữ. Trước thách thức này, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chủ động phối hợp với các địa phương đưa ra nhiều giải pháp kiềm chế, kiểm soát tình trạng này, bảo đảm sự phát triển của quy luật sinh tự nhiên.

Ngày 31/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng (MCB) GTKS, chú trọng các giải pháp trong truyền thông giảm thiểu MCBGTKS. Chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia, vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể, lồng ghép tuyên truyền về MCBGTKS vào các hoạt động của cơ quan, tổ chức. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hướng tới các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng có 2 con một bề là gái để không lựa chọn giới tính khi mang thai.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11, từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Tại cấp tỉnh, dưới sự chứng kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế Bắc Giang đã ký cam kết tuyên truyền vận động nhân dân không lựa chọn giới tính thai nhi với 8 ngành, gồm: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở VHTTDL, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT, Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị và đưa tiêu chí thực hiện chính sách dân số vào quy chế, gắn với các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, Sở Y tế ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền vận động về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2013-2015, 2016-2020 với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ thực hiện chương trình phối hợp truyền thông với Ban Tôn giáo tỉnh để tuyên truyền về vấn đề MCBGTKS đối với chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo trong tỉnh. Phối hợp tuyên truyền về chính sách dân số, tình trạng MCBGTKS với một số đơn vị như: Báo Bắc Giang, Đài PT-TH tỉnh, Trường Chính trị, Hội Nông dân, Hội LHPN, Tỉnh đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Nhà hát chèo, Trung tâm Văn hóa...

Đến nay, 100% cán bộ y tế và các cơ sở y tế tư nhân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi; 500 cơ sở kinh doanh ấn phẩm văn hóa ký cam kết không hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Toàn tỉnh thành lập được 958 CLB Phòng, chống bạo lực gia đình; 622 CLB dân số với hơn 46.000 hội viên hoạt động hiệu quả. Trên 500.000 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình sinh hoạt ngoại khóa được cung cấp kiến thức về dân số, giảm thiểu MCBGTKS.

Nâng cao nhận thức trong cộng đồng

Với những biện pháp trên, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11, tốc độ gia tăng TSGTKS trên địa bàn tỉnh đã từng bước được khống chế, TSGTKS của tỉnh giảm từ 118,5/100 (năm 2012) xuống còn 115,2/100 (năm 2016) đến nay giảm còn 112/100.

Tuy nhiên, tỷ số này vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên đang ở mức cảnh báo, đặt ra yêu cầu cần đầu tư nhiều hơn vào trẻ em gái vì lợi ích của chính các em. Các em gái được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm nay (11/10/2018), Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang phát động Chiến dịch truyền thông với chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi”. Thông qua Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, đồng thời kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay hành động để can thiệp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS - một hình thức phân biệt đối xử giới.

Chiến dịch được phát động từ ngày 25/9 - 2/10 tại 3 huyện: Tân Yên, Yên Thế và Hiệp Hoà, bao gồm các hoạt động: Tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông về MCBGTKS và Hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái; diễu hành cổ động ra quân chiến chiến dịch; treo băng zôn, khẩu hiệu vượt đường mang các thông điệp truyền thông về chủ đề Ngày Quốc tế Trẻ em gái trên các tuyến phố chính, địa bàn đông dân cư; tuyên truyền về chủ đề “Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi” trên các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương. Đồng thời lồng ghép tuyên truyền các nội dung liên quan trong các hội nghị của các ban, ngành, đoàn thể; cung cấp cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số cuốn cẩm nang “Hỏi đáp về mất cân bằng giới tính khi sinh” làm tài liệu tuyên truyền trong cộng đồng.

Chiến dịch truyền thông về MCBGTKS và hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10) và Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10) được Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở.

Ngô Thị Lương

(Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Giang)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top