Bác sĩ 100 tuổi chia sẻ 5 điều không bao giờ làm để sống lâu
MỸ - Tiến sĩ Tucker chưa nghỉ ngơi ngày nào, không hút thuốc, không bao giờ ngừng vận động.
Tiến sĩ Howard Tucker là bác sĩ thần kinh sống ở thành phố Cleveland, bang Ohio (Mỹ). Ông được Kỷ lục Guinness Thế giới vinh danh là “Bác sĩ cao tuổi nhất”. Ông còn nhận bằng luật và vượt qua Kỳ thi Luật sư bang Ohio vào cuối những năm 1960. Dưới đây là chia sẻ của ông về bí quyết sống thọ của mình trên CNBC :
Khi tôi sinh ra vào năm 1922, tuổi thọ trung bình ở Mỹ là 58 tuổi đối với nam và 61 tuổi đối với nữ. Tôi là bác sĩ y khoa và nhà thần kinh học 100 tuổi nên bệnh nhân thường nhờ tôi đưa ra những lời khuyên về cách giữ gìn sức khỏe, hạnh phúc và tinh thần minh mẫn.
Gene tốt và một chút may mắn có thể giúp bạn khởi đầu thuận lợi. (Mẹ của ông Tucker sống đến 84 tuổi và bố của ông thọ 96 tuổi). Ngoài ra, sau đây là một số quy tắc về lối sống mà tôi đã tuân theo trong hơn một thế kỷ:
Không nghỉ hưu
Trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi điều trị cho bệnh nhân 5-6 ngày/tuần. Sau đó, tôi chuyển sang dạy nội trú y khoa tối đa ba ngày một tuần. Bệnh viện của tôi vừa đóng cửa, vì vậy tôi đang làm công việc xem xét pháp lý y tế trong khi tìm kiếm một vai trò khác.
Khi không làm việc, tôi thích dành thời gian cho 4 đứa con và 10 đứa cháu của mình, đi bộ trên tuyết và xem các môn thể thao.
Nếu bạn may mắn có được công việc yêu thích và vẫn có thể làm, hãy cân nhắc việc trì hoãn nghỉ hưu. Nhiều người nghỉ hưu ít hoạt động và có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn.
Không để vóc dáng "xuống cấp"
Bơi lội, chạy bộ, đi bộ đường dài và trượt tuyết vào cuối những năm 1980 đã giúp tôi khỏe mạnh.
Mặc dù không còn trượt tuyết và không còn năng động như trước nhưng tôi cố gắng chạy khoảng 5km trên máy chạy bộ của mình với tốc độ nhanh hầu hết các ngày trong tuần.
Các nghiên cứu ghi nhận một việc đơn giản như đi bộ 15 phút ngoài trời có thể giảm gần 25% nguy cơ tử vong sớm.
Không hút thuốc
Khi tôi học trung học vào những năm 1930, tôi đã nói với bố rằng tôi muốn hút thuốc. Bố tôi nói: “Bố không thấy sao cả. Nhưng tại sao mọi người lại muốn đưa những thứ ngoài không khí trong lành vào phổi của mình khi cuộc đời quá ngắn ngủi?”.
Điều đó ngay lập tức dập tắt mong muốn hút thuốc lá của tôi.
Ngày nay, chúng ta biết rằng hút thuốc lá dẫn đến ung thư, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, động mạch vành và các bệnh về phổi, tim mạch khác.
Không giới hạn bản thân
Điều độ cho phép chúng ta sống một cuộc sống trọn vẹn nhất.
Thỉnh thoảng tôi sẽ uống một ly martini và bò bít tết kiểu New York, nhưng không phải ngày nào cũng vậy. Sara là một đầu bếp xuất sắc, vợ tôi giúp tôi duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Chúng tôi dùng salad trong mỗi bữa ăn và thưởng thức các loại rau xanh như cải ngọt, bông cải xanh và cải Brussels.
Không để kiến thức của mình bị lãng phí
Làm công việc liên quan tới thần kinh học trong hơn 70 năm, tôi đã chứng kiến các bước phát triển cuary học. Tôi thích giảng dạy cho các bác sĩ nội trú và sinh viên của mình đồng thời tôi cũng học được rất nhiều điều từ họ.
Tôi đã tham gia vào bộ phim tài liệu sắp tới về cuộc đời mình. Thật vui khi được chia sẻ những câu chuyện trong sự nghiệp lâu dài của tôi với thế hệ tiếp theo.
Thanh niên 17 tuổi ở Tây Ninh bị dập nát tinh hoàn, nguyên nhân từ việc nhiều người Việt trẻ rất hay làm
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Thanh niên 17 tuổi ở Tây Ninh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tinh hoàn dập nát do tự chế pháo. Nạn nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Nội soi gắp ve rận trong tai bệnh nhi 6 tuổi
Y tế - 8 giờ trướcBệnh nhi vào viện khám trong tình trạng đau nhức, rỉ máu tai. Tiến hành nội soi, các bác sĩ gắp ra dị vật là ve rận thường ký sinh ở chó, mèo bám vào thành ống tai.
Người đàn ông bị đinh sắt đâm thủng xương sọ khi đang làm việc
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng vết thương vùng đầu chảy nhiều máu, đau nhiều, chụp cắt lớp vi tính sọ não có hình ảnh dị vật kim khí.
Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Đây là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến do Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức chiều ngày 24/12. Những thông tin thiết thực trong cách lựa chọn thực phẩm an toàn, xây dựng bữa ăn cân bằng dinh dưỡng tối ưu cho gia đình đã được các chuyên gia giải đáp.
Người sống thọ thường làm 4 điều này ban đêm: Chỉ cần có 1 thói quen trong số đó thì xin chúc mừng
Sống khỏe - 13 giờ trướcThay vì chỉ đặt lưng xuống giường và cố gắng chìm vào giấc ngủ, những thói quen này sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
Gia đình xin về, bác sĩ quyết cứu bé trai có khối u tuyến tùng nguy hiểm
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được chuyển đến viện trong tình trạng nguy kịch, không thể trả lời khi được gọi hỏi, chỉ có phản ứng cử động tay chân khi được kích thích đau. Kết quả chụp chiếu cho thấy, trẻ có khối u tuyến tùng phát triển rất nhanh.
Loại hạt "xấu xí" Việt Nam có nhiều, danh y Trung Quốc coi như “kho báu”, được cả thế giới yêu thích
Sống khỏe - 16 giờ trướcĐây là loại hạt có hình dạng xấu xí được trồng ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Loại hạt này được cả thế giới yêu thích do có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Mổ lấy thai thành công cho sản phụ viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra nếu có các dấu hiệu này cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Sản phụ mang thai 36 tuần 5 ngày bị viêm ruột thừa cấp kèm theo dấu hiệu chuyển dạ được phẫu thuật thành công kết hợp mổ lấy thai và mổ ruột thừa.
Mật ong hóa “thuốc bổ thượng hạng” chỉ với 1 gia vị dễ tìm nhưng ít người biết
Sống khỏe - 19 giờ trướcMật ong từ lâu đã được biết đến như một loại
Bé trai 7 tuổi tử vong do hóc đầu bút: Cần làm gì để cứu con trong những tình huống nguy cấp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, hóc dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm ở trẻ em, nếu không xử trí đúng cách có thể gây ra những di chứng rất nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Sau tuổi 50, ăn sáng bằng mì tôm có tốt không? Bác sĩ: Người trung niên dù đói đến mấy cũng nên tránh xa 3 món này
Bệnh thường gặpNhiều người lo lắng gan và thận ở tuổi trung niên sẽ suy yếu dẫn tới chức năng chuyển hóa - bài tiết không hoạt động tốt, ăn nhiều mì tôm sẽ dẫn đến tăng cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn lipid máu. Vậy thực tế ra sao?