Bác sĩ BV Bạch Mai chia sẻ chiến lược đơn giản hạn chế bệnh nhân suy thận mạn tử vong vì COVID-19 tại Đà Nẵng
GiadinhNet - Để giảm tới mức tối đa các trường hợp nhiễm mới SARS-CoV-2 có suy thận mạn, giảm thiểu các trường hợp nặng và đặc biệt là không để bệnh nhân COVID-19 tử vong thêm, ngoài giải pháp giảm tải cho tâm dịch, biện pháp giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu khẩn trương được thực hiện.
Là một trong gần 30 y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai được cử vào giúp Đà Nẵng từ cuối tháng 7, khi Đà Nẵng phát hiện những ca nhiễm COVID-29 đầu tiên, TS.BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) vừa có một chia sẻ về chuyên môn rất tâm huyế liên quan đến việc hạn chế các ca suy thận mạn tử vong khi mắc thêm COVID-19.
BS Chính nói: "Mình rất hiểu mọi người đang lo lắng khi đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Đà Nẵng có số trường tử vong do COVID-19 tăng "chóng mặt". Phần lớn các trường hợp tử vong này đều có bệnh lý nền là suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (end stage renal disease) cần phải lọc máu chu kỳ. Ngoài virus SARS-CoV-2 ra, bất cứ virus hay vi khuẩn nào mà tấn công nhóm người này (thường gặp viêm phổi, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...) sẽ kéo theo tình trạng bệnh của bệnh nhân xấu đi rất nhanh, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng... rất khó điều trị và kết quả cuối cùng là tử vong. Tại sao lại như vậy thì nhiều chuyên gia đã giải thích rồi".

Điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng.
Theo BS Chính, trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 2 tại Đà Nẵng, cụ thể là các bệnh viện tại Đà Nẵng, nhất là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, virus SARS-CoV-2 tấn công thẳng vào nhóm bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Tích cực, Khoa Nội thận - Tiết niệu, Đơn vị Thận nhân tạo đã khiến cho nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ nhiễm bệnh.
Hai tuần đầu kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ngày nào Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng công bố có thêm người bệnh suy thận mạn nhiễm SARS-CoV-2, ngày nào các chuyên gia của bệnh viện Bạch Mai đều phải tiếp nhận bệnh nhân suy thận mạn nhiễm SARS-CoV-2 để điều trị và lọc máu tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, trong đó không ít bệnh nhân đã tử vong.
Trước tình hình đó, đoàn công tác đặc biệt của Bệnh viện Bạch Mai do Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn chỉ đạo đã cùng Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng họp bàn, khảo sát, đánh giá và nhận thấy hiện tượng lây chéo trong bệnh viện ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ vẫn đang diễn ra.

Các y bác sĩ tuyến đầu nỗ lực chiến đấu với COVID-19.
Để chấm dứt hiện tượng lây chéo trong bệnh viện, để giảm tới mức tối đa các trường hợp nhiễm mới SARS-CoV-2 có suy thận mạn, để giảm thiểu các trường hợp nặng và đặc biệt là không để bệnh nhân COVID-19 tử vong thêm, ngoài giải pháp giảm tải cho tâm dịch, biện pháp giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu khẩn trương được thực hiện.
TS.BS Lương Quốc Chính cho biết: Giãn cách bệnh nhân suy thận mạn cần phải lọc máu ở đây có nghĩa là:
(1) Chia các đối tượng bệnh nhân suy thận mạn thành nhiều nhóm nhỏ ngay từ nơi cách ly cho tới mỗi ca lọc máu trong bệnh viện;
(2) Giám sát không cho nhóm đối tượng này tiếp xúc gần với nhau từ nơi cách ly cho tới trong bệnh viện;
(3) Tạo các lối đi riêng từ nơi cách ly tới bệnh viện cho các đối tượng này;
(4) Phát hiện sớm, cách ly theo phân tầng nguy cơ lây nhiễm từ nơi cách ly cho tới trong bệnh viện;
(5) Cách ly tại cơ sở y tế điều trị COVID-19 các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 để điều trị và lọc máu.
"Mặc dù chưa dám khẳng định sẽ không có thêm trường hợp suy thận mạn cần lọc máu nhiễm SARS-CoV-2, nhưng đã một tuần rồi chúng ta chưa ghi nhận thêm trường hợp COVID-19 có suy thận mạn nào. Đây là một tín hiệu tích cực nhằm làm giảm thiểu số trường hợp mắc COVID-19 nặng và giảm/kìm hãm số trường hợp tử vong vì COVID-19" - TS.BS Lương Quốc Chính cho hay.
M.Anh


Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê
Y tế - 1 ngày trướcLà nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 2 ngày trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong
Y tế - 2 ngày trướcSau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 3 ngày trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 4 ngày trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

30 học sinh biểu hiện ngộ độc sau uống nước ngọt ở cổng trường, 7 ca nặng
Y tế - 4 ngày trướcSau khi uống loại nước ngọt được bán ở cổng trường, 30 học sinh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy, 7 em có biểu hiện nặng.

Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện
Y tế - 5 ngày trướcĐược chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.