Bác sĩ cấp cứu kể nỗi ám ảnh, bất lực trước ánh mắt người sắp chết vì chó cắn
GiadinhNet - Khi đã bị lên cơn dại, bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị kích thích, vật vã, sợ nước, sợ gió...; sau đó lên cơn khó thở, tử vong vì suy hô hấp. Có trường hợp là nam giới thì lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục cho đến lúc chết.
Cách đây 1 tháng, anh Đ.V.T (35 tuổi, ở Phú Thọ) bị chó nhà cắn. Tức giận, anh T đánh con chó một cái, sau đó, con chó đã bỏ đi. Từ đó, gia đình anh không theo dõi được tình trạng của chó. Anh T cũng không đi tiêm vaccine phòng dại.
1 tuần gần đây, anh T bỗng nhiên rơi vào tình trạng mất ngủ, bồn chồn, cảm giác sợ nước, sợ gió tăng dần, kích động hoảng loạn. Ngày 26/7, anh được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh không ngừng nặng lên. Chỉ hai ngày sau (28/7), anh xuất hiện cơn co thắt hầu họng, khó thở, gia đình xin đưa về nhà để lo hậu sự.

Không ít người chủ quan không tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó cắn, nên đã tử vong.
ThS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, một điều khiến ông cũng như rất nhiều bác sĩ ám ảnh là sự bất lực khi chứng kiến cảnh bệnh nhân lên cơn dại, thấy chết mà không thể cứu. Sự tỉnh táo trong đau đớn của bệnh nhân khi bị kích thích, vật vã, khó thở, hơi thở rít lên từng hồi, ánh mắt long lên cũng rất đau lòng, ám ảnh.
Khi đã bị lên cơn dại, bệnh nhân sẽ có biểu hiện bị kích thích, vật vã, sợ nước, sợ gió...; sau đó lên cơn khó thở, tử vong vì suy hô hấp. Có trường hợp là nam giới thì lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục cho đến lúc chết.
"Lúc đó, chỉ mong thời gian quay lại, chỉ mong bệnh nhân đã không chủ quan đi tiêm phòng vaccine dại" - BS Cấp chia sẻ.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại xảy ra quanh năm, thường tăng vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số vài ba tháng, nhưng cũng có người đến vài năm, phụ thuộc vào số lượng, mức độ tổn thương và vị trí bị chó cắn, càng gần thần kinh trung ương càng phát bệnh nhanh.
Có người bệnh khởi phát dại khi vết thương đã liền da, không còn dấu vết của chó cắn, thậm chí có người còn đã quên mất việc bị chó cắn.
"Vì thế, những người bị chó cắn ở vùng đầu, mặt, cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn" - BS Cấp nói.
Bệnh dại khi đã lên cơn thì không thể chữa được, nhưng có thể phòng hiệu quả bằng vaccine. Nếu bị chó nguy cơ dại cắn, người bệnh đi tiêm phòng ngay, đủ mũi, đúng phác đồ, tỉ lệ bảo vệ gần như 100%. Sau đó con chó nếu có chết vì bệnh dại, bệnh nhân đã được tiêm phòng cũng không phát bệnh.
Khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vaccine và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa virus dại, còn vaccine nhằm củng cố miễn dịch lâu dài về sau.
Gia đình nuôi chó, mèo thì nhất thiết phải tiêm phòng dại định kỳ. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh như cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi thường rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó mèo... nên tiêm vaccine phòng bệnh dại.
Quỳnh An

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 1 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 1 giờ trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 19 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.