Bác sĩ cứu người, vậy khi máu liên tục đổ trên bệnh án thì ai cứu họ?
GiadinhNet - Người ta vẫn bảo, có 2 nghề luôn chứng kiến sự cùng tận nỗi đau và yếu thế của con người, đó là luật sư và bác sĩ. Với những người mặc blouse trắng, họ không chỉ chứng kiến mà luôn phải tìm mọi cách để loại bỏ hoặc làm giảm nỗi đau ấy.
Không an toàn
Thế nhưng, nhân viên y tế của chúng ta có thật sự được an toàn để thực hiện sứ mệnh cứu người hay không? Sao lại có nghịch lý "cứu người bị người đánh" tồn tại dai dẳng như vậy? Các cơ quan chức năng "bó tay" rồi chăng?
Sau rất nhiều vụ hành hung nhân viên y tế, thậm chí có những vụ việc diễn tiến như phim hành động, nỗi ám ảnh lớn nhất khi chúng ta xem lại trích xuất camera bệnh viện vẫn là những bóng áo trắng yếu đuối giơ tay lên đầu che chắn những thanh gỗ, ghế đẩu… hay bất kỳ “dụng cụ gây án” khác. Và... "nhiều bảo vệ thì đứng như trời trồng" như cách nói của TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) trong cuộc chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
"Thống kê" chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2010 đến đầu năm 2017 có 22 vụ bạo hành cán bộ y tế, trung bình 3 vụ/năm. Nhưng một thống kê khác của ngành Công an, năm 2017 xảy ra 25 vụ bác sĩ bị hành hung gây thương tích tại các cơ sở y tế.
Một thống kê khác của ngành Công an, năm 2017 xảy ra 25 vụ bác sĩ bị hành hung gây thương tích tại các cơ sở y tế. Ảnh minh hoạ: Báo Lao động
Ngày 11/4 tại Tây Ninh, người nhà bệnh nhân sau khi dùng ma tuý tổng hợp đã tấn công bác sỹ đang điều trị cho bố nuôi. Tiếp đó, ngày 16/4, tại BVĐK huyện Thạch Thất (Hà Nội), BS Lê Quang Dương bị bố bệnh nhi đập cốc thuỷ tinh vào đầu gây chấn thương, chảy máu.
Cũng trong tháng 4/2017, sinh viên thực tập tại BVĐK Thái Nguyên bị người nhà bệnh nhân đấm liên tiếp vào mặt khi đang chuyển bệnh nhân bị tai nạn đi chiếu chụp.
Đúng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2017, chị Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng trạm Y tế xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang trong ca trực bị chém nhiều nhát vào người, khiến chị bị đa chấn thương.
3 ngày sau, BS Trần Thanh Sơn đang làm nhiệm vụ cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) đã bị người nhà bệnh nhân xông vào đánh, khiến BS Sơn bị bất tỉnh, chảy máu vùng mặt và phải cấp cứu/
Tối ngày 25/12, BS Đỗ Chính Nghĩa – Trung tâm cấp cứu 115 Thái Bình trong khi làm nhiệm vụ cấp cứu bệnh nhân vụ tai nạn giao thông tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình đã bị người nhà bệnh nhân đấm liên tục vào mắt làm gãy xương sống mũi, xước giác mạc, chấn thương sưng nề mặt vùng mắt trái, vùng trán.
Mới đây nhất, ngày 20/2 (mùng 5 Tết), hai bác sỹ Phạm Hải Ninh và Hoàng Đức Trung của Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái sau khi mổ đẻ thành công cho một sản phụ đã bị chính chồng sản phụ này hành hung dã man, chấn thương đầu, có bác sĩ bị khâu tới 20 mũi.
Đánh giá về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Quang khẳng định, các vụ tấn công hành hung bác sĩ đang diễn ra với tần suất dày hơn, tính chất côn đồ, manh động, diễn tiến phức tạp hơn, với các loại hung khí khác nhau, có loại còn có thể dễ gây ra thương tích, tử vong.
“Môi trường làm việc của đội ngũ y bác sĩ hiện nay không còn an toàn” – TS Quang khẳng định và nói rằng nhân viên y tế, các bác sĩ đang tập trung cứu chữa cho người bệnh, giành giật từng giây sự sống cho bệnh nhân thì còn “đeo đẳng” thêm nỗi lo nữa là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Tiếp tục đơn độc?
Thực tế là các cơ quan chức năng cũng đã có vào cuộc. Mới đây nhất, tại buổi thăm, làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) nhân kỷ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam vào chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền các địa phương, ngành chức năng có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của thầy thuốc và nhân viên y tế.
Các cơ quan chức năng, nhất là ngành công an điều tra, xử lý nghiêm những hành động gây thương tích cho các cán bộ ngành y tế; đặc biệt, một số vụ như vừa xảy ra ở Yên Bái. Thực tế thì ngày 26/2, Công an TP Yên Bái đã quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ đánh bác sĩ trọng thương ở Bệnh viện Sản nhi Yên Bái.
Nhưng dường như bấy nhiêu vẫn chưa đủ, vẫn còn tồn tại những kẻ thích gây hấn và tự cho mình cái quyền được đánh đập, lăng mạ các bác sĩ, y tá – những người đang cứu người thân của họ. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng xót xa: "Ngành y tế quá đơn độc trong việc chống lại bạo hành bệnh viện".
Nhiều người cho rằng, những vụ bạo hành bác sĩ gây ra bởi những người "manh động", nhận thức hạn chế. Nhưng vẫn có những vụ, người cầm ghế phang vào đầu nữ bác sĩ là người học vấn cao, có vị trí trong xã hội.
Gõ cụm từ “hành hung bác sĩ” trên google, cho hơn 2 triệu kết quả chỉ trong 0,54 giây. Hành hung bác sĩ trở thành một vấn đề đầy trăn trở của lãnh đạo bệnh viện và ngành Y. Nhưng làm thế nào để bảo vệ sự an toàn cho bác sĩ? Ngoài việc chăm sóc bệnh nhân thật tốt, trong tình huống “bí” quá thì phải biết phòng thân và… tạm lánh, thậm chí là… bỏ chạy.
Một lớp học võ tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017. Ảnh: Báo Thanh niên
Năm 2016, tại một bệnh viện lớn ở TP HCM, một nam điều dưỡng viên biết võ đã tổ chức lớp dạy võ cho cán bộ y tế trong viện, vừa để rèn luyện sức khoẻ, vừa để… phòng thân trước tình huống khẩn cấp. Tin này, hay thì có hay, nhưng nghe ra cũng rất xót xa. Môi trường y tế sao lại bất an đến vậy?
Không ít người đặt câu hỏi, tại sao bác sĩ không chống trả? Trước ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, tôi cũng đem câu hỏi này hỏi chuyện một vị bác sĩ trưởng khoa Cấp cứu tại Bệnh viện tuyến Trung ương – nơi có xác suất cao nhất để chứng kiến những xung đột giữa người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân với thầy thuốc. Anh chỉ mỉm cười và bảo, mỗi sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội như anh ra trường đều đã tuyên thề: Đặt lợi ích sức khỏe của người dân lên trên lợi ích của riêng mình; và: Không làm điều gì tổn hại đến uy tín nghề nghiệp.
Vì lời thề Hyppocrates, vì uy tín nghề nghiệp, các cán bộ y tế khi chứng kiến hay trải nghiệm thực tế bị bạo hành, ngoài "dơ đầu chịu báng", họ có được "tạm lánh" hay không? Luật quy định bệnh nhân có quyền từ chối bác sĩ , thì bác sĩ cũng có quyền từ chối điều trị cho bệnh nhân, trừ khi đó là trường hợp tối cấp và bệnh nhân không có lựa chọn thay thế.
Và để bảo vệ cho nhân viên y tế, Luật phải quy định rõ họ được từ chối trong trường hợp nào. Và rồi, khi xảy ra những vụ mất trật tự an ninh bệnh viện, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những ảnh hưởng xấu của những người bệnh khác không liên quan đến vụ việc?
Nếu hỏi các bác sĩ điều gì ám ảnh họ nhất hiện nay thì câu trả lời của họ là khả năng bị tấn công ngay lúc đang làm việc. Bác sĩ hay bất kỳ ngành nghề nào khác, đều xứng đáng được làm việc và cống hiến trong môi trường an toàn. Có an toàn, họ mới chăm sóc, cứu chữa được người khác.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, chúng ta đều gửi lời chúc mừng trân trọng, yêu thương nhất tới cán bộ, nhân viên trong ngành Y vì những cống hiến không mệt mỏi của họ đối với xã hội. Nhưng yêu thương cũng phải được cụ thể hoá thành hành động. Và hành động thiết thực nhất là cùng nhau mang tới môi trường an toàn cho bác sĩ được yên tâm cứu người. Thay vì cảm ơn bác sĩ, hãy bảo vệ họ.
Võ Thu
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 1 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.