Bác sĩ hãi hùng khi thấy miệng bệnh nhân mốc trắng từng mảng, biết lý do còn choáng hơn
Khi kiểm tra khoang miệng của nam bệnh nhân 30 tuổi, bác sĩ Hong Jiejie vô cùng bất ngờ bởi trong miệng của bệnh nhân chứa đầy mảng mốc trắng.
Nếu khoang miệng không được làm sạch, nó sẽ không chỉ gây sâu răng mà còn làm miệng khó chịu và hôi thối. Bác sĩ Hong Jiejie, Bệnh viện Đại học quốc gia Cheng Kung, Đài Bắc, Đài Loan đã chia sẻ về một bênh nhân mắc bệnh răng miệng nghiêm trọng nhất mà anh từng gặp. Nam bệnh nhân 30 tuổi là một người nghiện game nặng.
Mỗi ngày anh dành hàng giờ ngồi trước máy tính, ngay cả ăn uống cũng ở trước màn hình, đôi khi còn không có thời gian để ăn nên ngay cả việc đánh răng hay vệ sinh cá nhân cũng khó.

Một lần vì bị cảm lạnh mãi không khỏi nên người đàn ông mới tới bệnh viện khám. Dù anh ta đã đeo khẩu trang nhưng khi bước vào phòng khám, bác sĩ ngay lập tức ngửi thấy mùi hôi miệng nồng nặc. Bệnh nhân nhận thấy hơi thở của mình nặng mùi nên cũng ngại ngùng.
Sau đó bác sĩ Hong Jiejie yêu cầu bệnh nhân mở miệng và ngay khi nhìn vào, bác sĩ vô cùng choáng váng. "Tất cả khoang miệng chứa đầy những mảng nấm mốc trắng, đó là nhiễm trùng nấm candida", bác sĩ Hong Jiejie nói. Vì người đàn ông không đánh răng trong thời gian dài mà chỉ dùng nước súc miệng nên nấm mốc đã lấp đầy trong miệng, hơi thở bốc mùi, nấm mốc thậm chí nhiễm vào màng nhầy, làm cho cổ họng của anh bị tổn thương nên ngay cả khi uống nước cũng khó chịu.
Không chỉ miệng đầy nấm mốc trắng, bác sĩ Hong Yujie sau đó cho người đàn ông đi soi dạ dày, phát hiện ra rằng toàn bộ thực quản nhiễm trùng Candida.

Nấm miệng là gì?
Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi, là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Những dấu hiệu và triệu chứng nấm miệng là gì?
Những triệu chứng thường thấy của nấm miệng là:
- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;
- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
- Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả);
- Cảm giác như có bông trong miệng;
- Mất vị giác.

Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
Theo Khám phá

3 loại rau dễ 'ngậm thuốc trừ sâu' nhất chợ, nhất là cái số 1
Sống khỏe - 26 phút trướcRau là nguồn thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề "rau bẩn" với lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tồn dư trong rau củ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

10 cách cải thiện đau bụng kinh tại nhà có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 6 giờ trướcĐau bụng kinh có thể khiến chị em mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với các cách đơn giản sau, bạn có thể cải thiện đau bụng khi đến tháng hiệu quả.

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm
Sống khỏe - 8 giờ trướcMì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 19 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.