Bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông lạnh
GĐXH - Người dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như: Đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…
Những ngày cuối năm, số ca bệnh về đột quỵ liên tục gia tăng. Phần lớn rơi vào các đối tượng người cao tuổi có các bệnh nền mạn tính.
Được biết, chỉ trong 2 ngày, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết đã tiếp nhận cấp cứu 3 ca đột quỵ não nguy kịch. Bên cạnh đó, mỗi ngày Bệnh viện cũng tiếp nhận số lượng lớn người dân đến khám các vấn đề liên quan đến bệnh lý thần kinh, tim mạch, hô hấp…
Qua các trường hợp đột quỵ kể trên, BS.CKII. Diệp Trọng Khải - Trưởng khoa Nội Thần Kinh khuyến cáo người dân các lưu ý để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa nguy cơ đột quỵ như sau:
- Người dân cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đột quỵ như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ…. nhằm tận dụng tối đa "thời gian vàng" để hưởng được các lợi ích của thuốc tiêu sợi huyết trong 4,5 giờ sau khi có triệu chứng.
- Những người có bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu cao... nên thăm khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và tự ý điều trị tại nhà; hạn chế rượu bia, không nên hút thuốc lá; tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; duy trì cân nặng phù hợp; chế độ dinh dưỡng hợp lý; tránh căng thẳng quá mức và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
Dấu hiệu cảnh báo người bị đột quỵ do trời lạnh
Các dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh cũng tương tự như các dấu hiệu đột quỵ thông thường. Bạn có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T đột quỵ để có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:
- F (Face – Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Có thể yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
- A (Arms – Cánh tay): Dấu hiệu đột quỵ phổ biến chính là yếu, tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bị đột quỵ không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.
S (Speech – Lời nói): Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh,… là những dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh bạn nên chú ý.
T (Time – Thời gian): Khi thấy một người có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với mô tả về dấu hiệu FAST đột quỵ, cần hành động ngay lập tức để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.
Người phụ nữ 30 tuổi bị loét hoàn toàn thực quản vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nguyên nhân khiến cô gái bị viêm loét hoàn toàn thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm và loét thực quản.
Cứu sống cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội bị viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra các biểu hiện này cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn lan dần xuống vùng hố chậu phải kèm khó thở, mệt mỏi…
Thông tin mới nhất về tình trạng sức khỏe nạn nhân vụ phóng hỏa ở quán cà phê Phạm Văn Đồng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Qua quá trình điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, cả 4 nạn nhân đều đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
Loại rau mùa đông bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết, ngủ ngon hơn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Vào mùa đông, người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn rau cải cúc vì đây là loại rau chứa lượng carb thấp, có khả năng làm giảm đường huyết và giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở người bị tiểu đường.
Loại rau mùa đông tốt cho người bệnh tiểu đường, ăn theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Đậu Hà Lan là thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, rất giàu protein và chất xơ, đồng thời ít calo, giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
5 lý do tại sao mùa đông cơ thể cần nhiều magiê hơn?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcMagiê là một khoáng chất hay bị bỏ qua nhưng lại rất cần thiết cho một loạt các chức năng của cơ thể và đặc biệt quan trọng vào mùa đông.
Người đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.
Phát hiện 5 ‘siêu thực phẩm’ rất tốt cho tim mạch, đầy tiềm năng chống đột quỵ
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcCác nhà khoa học tại Barcelona đã xem xét nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau để hiểu rõ hơn về cách sử dụng các loại thực vật cụ thể trong điều trị các vấn đề tim mạch.
Bé 8 tuổi đã mắc bệnh gout, cha mẹ thừa nhận thường xuyên cho trẻ ăn món khoái khẩu này
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Bé 8 tuổi mắc bệnh gout có thói quen ngày ba bữa, thực đơn bữa ăn của cậu bé chỉ có duy nhất một món khoái khẩu là... thịt kho tàu.
Đậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì?
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcĐậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Người đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.