5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, ai có dấu hiệu này phải cảnh giác
GĐXH - Đột quỵ có nguy cơ cao xảy ra với những người có bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường và người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia...

Cảnh giác với bệnh đột quỵ khi thời tiết lạnh
Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào hoặc sẽ để lại các di chứng nặng về sau nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê, những trường hợp đột quỵ có xu hướng tăng nhiều hơn vào mùa lạnh.
Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ là khi thời tiết trở lạnh đột ngột, những mạch máu bị co lại, gây đông máu, khiến cho huyết áp dễ dàng tăng vọt và dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt, thân nhiệt ở người lớn tuổi thường khá thấp vì thế họ sẽ chịu lạnh không tốt, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, thêm vào đó, việc đi vệ sinh lại khiến cơ thể mất nhiệt thêm một lần nữa gây co mạch, tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ vỡ mạch máu não,...
Hơn nữa, vào mùa lạnh, số lượng hồng cầu cũng như tiểu cầu có thể nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tắc tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người bị bệnh xơ vữa động mạch - những trường hợp có mức cholesterol cao.
Không những vậy, mùa lạnh còn là nguyên nhân khiến chúng ta lười vận động và ăn uống không khoa học, dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu não.

Ảnh minh họa
5 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể, ngăn cản mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não ) và đột quỵ xuất huyết.
Đột quỵ thường xảy ra ở một số đối tượng có nguy cơ cao sau:
- Người có các bệnh lý về tim mạch;
- Người bị cao huyết áp;
- Người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường);
- Người có cholesterol cao;
- Người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia;
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Các triệu chứng đột quỵ thường bắt đầu đột ngột, bao gồm các dấu hiệu: Người bệnh khó đi lại do mất cân bằng, yếu ớt hoặc chóng mặt. Người bệnh khó giao tiếp, có thể không hiểu những gì người khác đang nói hoặc ngược lại - mất khả năng phát âm. Người bệnh tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc một bên mặt. Tê liệt một bên mặt có thể làm cho một bên mặt xệ xuống so với bên còn lại.
Người bệnh yếu tay chân không thể thực hiện một hành động thông thường hằng ngày vẫn làm được. Trong một số ít trường hợp, một bên cơ thể có thể có các chuyển động bất thường và tự phát. Người bệnh bị rối loạn thị lực, đau đầu dữ dội, co giật.
Các triệu chứng càng kéo dài thì nguy cơ các di chứng sẽ tồn tại vĩnh viễn càng cao. Vì vậy, cách xử trí đột quỵ, tối ưu nhất vẫn là phát hiện sớm các biểu hiện để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế trong khung giờ vàng - tức là từ 3 đến 6 giờ kể từ khi khởi phát bệnh.
6 cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản mà hiệu quả

Ảnh minh họa
Giữ ấm cơ thể
Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể dễ mất nhiệt, gây hiện tượng co mạch nhằm giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng. Việc co mạch làm tăng áp lực máu, khiến huyết áp tăng cao, đặt hệ tim mạch vào trạng thái quá tải và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể là yếu tố then chốt, đặc biệt là cho người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh mạch máu. Người dân nên chú ý mặc đủ ấm, ưu tiên các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết
Kiểm soát huyết áp và đường huyết thường xuyên là một biện pháp quan trọng khác trong mùa lạnh, đặc biệt với người tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường, giúp phát hiện sớm bất kỳ biến động nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Về nguyên lý, mùa lạnh là thời điểm huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch cùng sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Để duy trì mức huyết áp và đường huyết ổn định, ngoài sử dụng thuốc đúng chỉ định, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa... Những thay đổi nhỏ này góp phần giúp huyết áp và đường huyết ổn định tốt hơn.
Vận động, tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, giảm cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu lên não, giảm béo phì. Đây đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Ngoài ra, vận động cũng giúp giải tỏa stress, căng thẳng, ngăn tình trạng mất ngủ, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Bạn có thể chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, các bộ môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tập 30 phút mỗi ngày và khoảng 5 ngày/tuần để duy trì sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
Không hút thuốc
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Ước tính, người hút thuốc lá nhiều hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 lần so với người bình thường. Nếu hút ít hơn 1 bao/ngày thì nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không hút.
Nguyên nhân là do các chất độc trong khói thuốc như carbon monoxide, arsenic, formaldehyde và cyanide khi vào máu làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể. Hút thuốc là cũng gây tăng huyết áp, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, tạo huyết khối và gây bệnh đột quỵ.
Hạn chế uống rượu
Sử dụng rượu thường xuyên hoặc quá nhiều cùng một lúc có thể gây tăng huyết áp, góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo một báo cáo trên tạp chí Stroke, những người uống trung bình trên 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% so với những người sử dụng ít hơn nửa ly rượu mỗi ngày,.
Vì vậy, hạn chế bia rượu là việc cần làm để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bắt buộc phải uống bia rượu, không nên uống quá nhiều, trong khi uống rượu nên uống cùng với nước lọc để làm giảm nồng độ rượu, ăn trước khi phải uống rượu bia,…
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ là một trong các cách giúp ngăn ngừa đột quỵ mùa lạnh cũng như có biện pháp phòng ngừa với người có tiền sử đột quỵ. Từ đó, bác sĩ có thể đề ra kế hoạch điều trị tối ưu để kiểm soát tình trạng của bệnh hiệu quả, an toàn. Tuyệt đối không chủ quan khi có tiền sử bệnh lý dễ mắc đột quỵ.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.