Người đàn ông ở Củ Chi bị đột quỵ ngay trong lúc ăn cơm cùng gia đình
GĐXH - Trong lúc đang ăn cơm với gia đình, cụ ông 84 tuổi đột nhiên nói đớ, yếu nửa người bên phải, ngay lập tức người nhà đã đưa vào viện cấp cứu.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, mới đây, các bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị thành công cho một trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi.
Bệnh nhân là ông P.V.B (84 tuổi, Củ Chi) có tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đã từng đột quỵ nhẹ 1 lần cách đây vài năm. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tự ngưng thuốc điều trị, không đi tái khám và tự mua thuốc huyết áp về uống tại nhà.
Khi được đưa tới khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ ghi nhận ông B. đã rơi vào tình trạng nói khó nặng, méo miệng, yếu nửa người bên phải, không thể nâng tay phải, chân phải khỏi mặt giường.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã có sự phục hồi rõ rệt.
Nhận định đây là các dấu hiệu của một cơn đột quỵ não, ngay lập tức quy trình cấp cứu đột quỵ được khởi động. Các bác sĩ khoa Cấp Cứu, đơn vị Đột quỵ khoa Nội Thần Kinh đã tiến hành hội chẩn và đưa ra chỉ định thực hiện chụp MRI sọ não để xác định vị trí nhồi máu não và nhận định còn trong thời gian vàng cấp cứu đột quỵ...
Dựa vào kết quả này, bệnh nhân được tư vấn sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) có tác dụng làm tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu- nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Đây cũng là phương án cứu chữa phù hợp, hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, tiết kiệm nhất cho người bệnh. Bởi vì đối với đột quỵ, cứ mỗi một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi do thiếu oxy, dẫn đến các hậu quả nặng nề như liệt, mất khả năng ngôn ngữ, thậm chí tử vong.
Sau 5 phút tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch (rTPA) các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, nói chuyện rõ lời hơn và có thể tự nâng tay lên khỏi mặt giường. Qua phim chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) ghi nhận không tắc mạch máu lớn.
Tiếp theo đó, người bệnh được chuyển sang khoa Nội Thần Kinh để theo dõi và điều trị phục hồi chức năng tại khoa.
Sau 3 ngày điều trị, ông B. đã có sự phục hồi rõ rệt về sức khoẻ cũng như khả năng vận động, ngôn ngữ. Ông đã bắt đầu đi lại được, nói chuyện lưu loát hơn, tay và chân phải có thể thực hiện được các động tác đơn giản. Dự kiến ông sẽ được xuất viện trong vài ngày tới và duy trì uống thuốc dự phòng cũng như tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phòng ngừa đột quỵ tái phát.
Theo BS.CKII. Diệp Trọng Khải – Trưởng khoa Nội Thần Kinh khuyến cáo: "Đối với những người lớn tuổi việc kiểm soát các bệnh lý nền là yếu tố rất quan trọng cần tuân thủ nghiêm ngặt đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi phát hiện người nhà hoặc người xung quanh đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân hoặc mất ngôn ngữ ... thì đừng chần chừ, hãy nhanh chóng liên hệ cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến với cơ sở y tế có điều trị đột quỵ gần nhất để tránh các biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh."

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.