Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ lập web để… tăng thời gian khám cho bệnh nhân

Thứ hai, 07:54 01/05/2017 | Y tế

GiadinhNet - Chuyện nghe có vẻ chẳng ăn nhập gì với nhau, nhưng một bác sĩ ở bệnh viện Nhi đồng 2- TP HCM đã nỗ lực thực hiện và có hiệu quả từ trang web tư vấn sức khỏe nhi khoa này. Tất cả chỉ vì sức khỏe cho các bệnh nhân, đặc biệt là những người ở xa.

Một giao diện chuyên mục bệnh lý trong www.phauthuatnhi.vn.
Một giao diện chuyên mục bệnh lý trong www.phauthuatnhi.vn.

Chấm chồi rốn cho bé sơ sinh… từ xa

Chị Lê Thị Yến sống ở một huyện của tỉnh Nghệ An. Cô con gái nhỏ của chị vừa rụng cuống rốn. Có điều, cuống rốn của bé không rụng sát như bình thường.

Chị Yến bèn đưa con đến trạm y tế xã để khám; nữ hộ sinh ở trạm cho hay: Em bé bị chồi rốn, phải đưa lên bệnh viện tỉnh để chấm Nitrat bạc (AgNO3) chứ trạm không có.

Về nhà, chị bắt đầu “truy vấn google” để biết nhiều hơn về chồi rốn, về chấm chồi rốn. Tình cờ, chị Yến bắt gặp trang web www.phauthuatnhi.vn có đăng tải video clip hướng dẫn cách chấm chồi rốn cho trẻ sơ sinh.

Xem đi xem lại, chị nhủ thầm “Giá như có Nitrat bạc thì nhờ các cô y tá dưới trạm y tế làm cho khỏe, chứ đưa con lên bệnh viện tỉnh đi về mất gần trăm cây số”.

Thấy trang web khá bổ ích vì có nhiều bài viết về bệnh lý trẻ em để tham khảo, chị Yến lại đọc tới đọc lui mấy bận. Thấy các bác sĩ lập web sẵn sàng hỗ trợ tư vấn từ xa và có số hotline (0919443454) trên trang web, chị Yến "đánh bạo" gọi thử.

Chuông reo và có giọng nói ấm từ đầu dây bên kia: “Bác sỹ Trí đây, giúp được gì cho chị đây!”.

Chị Yến mừng quá, thuật lại câu chuyện chồi rốn của con mình, kể cả nguyện vọng “giá như có Nitrat bạc…”.

Nghe xong câu chuyện, bác sỹ Trí nhận lời giúp với điều kiện chị gửi hình ảnh rốn em bé (qua điện thoại) để xác định rõ vấn đề chồi rốn, thứ nữa là phải có ai đó thân quen ở trong Sài Gòn để đến bệnh viện Nhi đồng 2 mà nhận Nitrat bạc và que chấm.

Nghe vậy chị Yến phấn khởi quá chỉ thốt được mất lời “Dạ có, dạ có, cảm ơn bác sĩ”.

Ngay hôm sau, người quen của chị Yến đến Bệnh viện Nhi đồng 2 nhưng không gặp được bác sỹ Trí vì bác sỹ Trí đang bận phẫu thuật, chỉ gặp được điều dưỡng mà bác sỹ Trí đã nhờ đưa dùm lọ Nitrat bạc và que chấm.

Khi người thân của chị Yến hỏi chuyện kinh phí bao nhiêu để gửi lại thì cô điều dưỡng nói “Bác sỹ Trí tặng em bé luôn, không lấy tiền đâu!”.

Người nhà bèn gửi luôn qua đường bưu điện, vậy là chị Yến không phải lặn lội vất vả xa xôi đưa con lên bệnh viện tỉnh 4-5 bận để chấm chồi rốn nữa.

Bài toán 2,2 phút khám cho 1 trẻ

Những “thiên thần áo trắng” chung tay xây dựng website để bù đắp thời gian khám cho bệnh nhi.
Những “thiên thần áo trắng” chung tay xây dựng website để bù đắp thời gian khám cho bệnh nhi.

Người giúp mẹ con chị Yến chính là ThS.BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2, người sáng lập và “chủ xị” trang web www.phauthuatnhi.vn.

“Cái vụ Nitrat bạc đó đáng bao nhiêu tiền đâu, tặng luôn cho bệnh nhân vui thôi...”- bác sỹ Trí vui vẻ trò chuyện với chúng tôi vào một ngày cuối tháng 4, xoay quanh trang web sắp tròn hai tuổi mà anh sáng lập.

Chúng tôi và bác sỹ Trí đã biết nhau từ cuối năm 2013 qua ca phẫu thuật tách rời 2 bé song sinh Phi Long- Phi Phụng, khi đó bác sỹ Trí đảm trách phẫu thuật ghép gan.

Theo tác giả trang web, hiện ở bệnh viện Nhi đồng 2, mỗi bác sỹ thường xuyên khám ngoại trú đến 100 bệnh nhi/4 tiếng đồng hồ. Tính ra, thời gian mà bác sỹ dành cho mỗi bệnh nhi chỉ vào khoảng 2,2 phút. “Ít thời gian quá nên khó lòng mà giúp thân nhân bệnh nhi tường tận mọi vấn đề liên quan.

Vì vậy dẫn đến tình trạng người nhà bệnh nhi thắc mắc nhiều lắm, nên mình nghĩ một website với các mô tả bệnh lý, các giải đáp thắc mắc… sẽ giúp thân nhân bệnh nhi có thêm kênh tham khảo. Nói cách khác là mình bù thêm thời gian khám, đơn giản vậy thôi...”- Bác sỹ Trí chia sẻ lý do thiết lập www.phauthuatnhi.vn.

Nói đơn giản là vậy, nhưng từ khi trang web đi vào hoạt động (hồi tháng 7/2015), để có hàng loạt bài viết đậm tính chuyên môn (được dẫn nguồn khá đầy đủ) với lối diễn giải dễ hiểu, minh họa hình ảnh sinh động về các bệnh lý (thần kinh, tiêu hóa-gan mật, tiết niệu-sinh dục, ung bướu-chỉnh hình, lồng ngực-mạch máu…), bác sỹ Trí cũng phải “ngược xuôi” nhắn nhủ, gọi thêm để nhờ các thành viên, chiến hữu...

Vì là trang web phi lợi nhuận nên khoảng 7-8 thành viên ban đầu tham gia, không ai có một đồng thù lao nào, tất cả một lòng thực hiện tâm nguyện: "Phẫu Thuật Nhi được thành lập bằng lòng nhiệt huyết với công việc, bằng sự quan tâm tới sức khỏe của các bệnh nhi, và bằng sự thông cảm với nỗi lo của gia đình các bé.

Chúng tôi là các bác sĩ đang công tác tại các Bệnh viện Nhi có uy tín trong TP.HCM, với kinh nghiệm tích lũy được, hi vọng sẽ mang tới cho thân nhân bệnh nhi và các bạn đọc quan tâm những thông tin bổ ích. Chúng tôi lấy bệnh nhi và gia đình làm trung tâm và sẽ hết lòng tư vấn và hỗ trợ khi cần”.

Ba chuyên mục chủ đạo trên website, gồm bệnh lý, hỏi đáp và clip thủ thuật, theo bác sỹ Trí, chính là lời giải cho bài toán 2,2 phút/bệnh nhi.

“Lẽ ra mỗi ca khám phải có ít nhất 5 phút thì bác sỹ mới tư vấn, giải thích đầy đủ. Nhưng thực tế hiện nay chưa được như vậy do số lượng bệnh nhi khám ngoại trú quá đông. Thôi thì mình làm gì được thì mình làm vậy.

Với website này, thân nhân bệnh nhi tham khảo sẽ rõ hơn về tình trạng sức khỏe của con, em mình. Xem xong mà còn chưa rõ thì lại gọi hotline hay gửi câu hỏi qua email, chúng tôi luôn dành thời gian hồi đáp. Nỗ lực này coi như để bù vào thời gian khám hơi ngắn ngủi vậy.” - tác giải website cười, vừa nói vừa chìa cho chúng tôi xem chiếc điện thoại thứ hai mà anh luôn kè kè bên người- điện thoại đường dây nóng của trang web.

Lập thì dễ, duy trì mới khó

Sau gần hai năm hoạt động, website đặc biệt này đã thu hút thân nhân bệnh nhi từ mọi miền đất nước. “Đây thực là điều đáng mừng vì nỗ lực của mình và anh chị em có hiệu quả. Vì vậy mình đang muốn hoàn thiện hơn nữa trang web để nội dung đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham khảo của người nhà bệnh nhi tốt hơn. Có điều, thời điểm này cũng đang khó quá vì thiếu người...”- bác sỹ Trí chia sẻ chân tình.

Hóa ra, hiện vận hành web chỉ còn hai người là bác sỹ Trí (lo nội dung) và bác sỹ Hồ Phi Duy (lo kỹ thuật), còn những thành viên khá thì người chuyển công tác, người bận học hành…nên không còn nhiều thời gian để gắn bó mật thiết như thời gian đầu.

“Quả là lập thì dễ mà duy trì thì khó. Bởi đây là hoạt động phi lợi nhuận nên tìm kiếm đồng đội, đồng chí để tình nguyện kề vai cũng không phải chuyện đơn giản. Thôi thì trước mắt đành chịu vậy, ít hôm nữa tính sau”- bác sỹ Trí lại trải lòng.

Sở dĩ vị trưởng khoa Ngoại nói “ít hôm” là vì bản thân anh cũng đang trong khoảng thời gian rốt ráo chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ, nên khá bận rộn. Câu chuyện của chúng tôi lại bị gián đoạn vì một cú điện thoại mời anh hội chẩn liên khoa.

Trước khi chia tay vị bác sỹ nặng lòng với bệnh nhi, chúng tôi tranh thủ hỏi thêm “Anh quá nhiều việc thế này, lại ôm suốt trang web, học hành nhiều thế, thế thời gian đâu mà chăm lo cho phòng mạch riêng”.

Nghe qua, bác sỹ Trí cười lớn: “Không làm phòng mạch riêng nổi đâu. Xong việc ở bệnh viện là muốn đứt hơi rồi. Vả lại thu nhập từ bệnh viện của mình, cộng với thu nhập của bà xã cũng tạm đủ lo được cho hai đứa nhỏ rồi. Chuyện học hành của mình mà xong thì sẽ có nhiều thời gian dành cho website hơn.

Hy vọng đến lúc đó lại có thêm người tình nguyện chung tay phát triển trang web, để www.phauthuatnhi.vn không chỉ hữu ích về thông tin tham khảo tin cậy, mà còn thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn”.

“Qua một lần khám bệnh cho cháu gái, tôi được bác sỹ giới thiệu trang web ‘phẫu thuật nhi’. Có lẽ do thời gian khám khá nhanh mà tôi chưa thật sự hiểu rõ những lời giải thích bệnh lý từ bác sỹ.

Chính nhờ có những thông tin từ website này mà những thắc mắc của tôi được giải đáp. Tôi thường giới thiệu trang web cho các bạn đồng nghiệp khi họ có thắc mắc về bệnh tình của con cháu hay người thân”- diễn viên điện ảnh Trương Minh Quốc Thái chia sẻ.

“Lẽ ra mỗi ca khám phải có ít nhất 5 phút thì bác sỹ mới tư vấn, giải thích đầy đủ. Nhưng thực tế hiện nay chưa được như vậy do số lượng bệnh nhi khám ngoại trú quá đông. Thôi thì mình làm gì được thì mình làm vậy. Với website này, thân nhân bệnh nhi tham khảo sẽ rõ hơn về tình trạng sức khỏe của con, em mình.

Xem xong mà còn chưa rõ thì lại gọi hotline hay gửi câu hỏi qua email, chúng tôi luôn dành thời gian hồi đáp. Nỗ lực này coi như để bù vào thời gian khám hơi ngắn ngủi vậy.”- bác sỹ Thanh Trí trải lòng.

Thanh Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 6 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 6 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top