Bác sĩ lý giải nỗi lo của ca sĩ Hải Băng khi "mang thai trộm" sau 3 tháng sinh mổ
GiadinhNet - Vợ chồng ca sĩ Hải Băng vừa đón cậu con trai thứ hai cách đây 3 tháng. Mới đây, cô bày tỏ sự lo lắng vì vô tình phát hiện mang thai tiếp lần 3 đã được... 8 tuần. Theo các bác sĩ, việc mang bầu lần này rất nguy hiểm.
"Thai trộm" ngoài ý muốn khi vừa sinh mổ con trai được hơn 3 tháng
Nữ ca sĩ Hải Băng vừa sinh bé trai vào tháng 7 vừa rồi. Đây là đứa con thứ hai của vợ chồng cô. Cách đây ít giờ, trên trang cá nhân, Hải Băng bất ngờ cho biết cô đang mang bầu lần thứ ba được 2 tháng.
Cũng giống như lần mang thai thứ 2, việc có thai lần này là "thai trộm", ngoài kế hoạch của hai vợ chồng. Trước đó, khi mang thai bé trai thứ 2, diễn viên Thành Đạt - chồng nữ ca sĩ Hải Băng- cũng tiết lộ là "lỡ kế hoạch" khi con gái đầu chỉ mới mấy tháng tuổi.

Ca sĩ Hải Băng và 2 con. Ảnh: FBNV
Điều khiến nữ ca sĩ lo lắng là do lần sinh trước là đẻ mổ nên các bác sĩ đều lo lắng cho sức khỏe của Hải Băng và em bé trong bụng.
Hải Băng viết: “Sinh bé xong, tôi bị ứ dịch trong lòng tử cung. Đúng lịch hẹn, sau ba tháng tôi kiểm tra vết mổ và tử cung ở bệnh viện. 3 tháng 16 ngày tôi đến bệnh viện khám lại. Bác sĩ siêu âm nói tôi đã có thai 8 tuần, em bé đã có tim thai luôn”.
Cô rất lo lắng vì phụ nữ vừa sinh mổ đã mang thai tiếp là điều nguy hiểm. Cô cho biết các bác sĩ cũng nhận định việc giữ em bé là điều rất khó do vết mổ chưa lành, nguy cơ nứt vỡ tử cung khá cao.
Cô chia sẻ, lần sinh thứ ba nếu có, nữ ca sĩ sẽ phải đối mặt nguy cơ nứt vỡ tử cung. "Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần 3 này" - cô nói. Hai lần sinh trước, cổ tử cung của người mẹ 2 con này đã có vết sẹo lớn nên nguy cơ bị bục dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp tính mạng người mẹ và thai nhi.
Ngay tại bệnh viện, Hải Băng đã được chuyển tới phòng xét nghiệm phẫu thuật bỏ thai. Nhiều bác sĩ sản khoa nói với cô việc lấy thai khỏi tử cung không an toàn do mới mổ 3 tháng.

Trải lòng của nữ ca sĩ Hải Băng khiến nhiều người chia sẻ, đồng cảm
Sau buổi khám đầu tiên, cô đã khám thêm các bác sĩ khác với hy vọng giữ được thai nhi. Điều may mắn là thai không nằm đè lên vết mổ và có thể theo dõi tiếp.
"Không ai dám đảm bảo mọi thứ sẽ bình thường. Biết rằng con đường để hai mẹ con gặp nhau không phải dễ nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức. Ngoài việc mạnh mẽ và vui tươi, mọi việc giờ chỉ biết thuận theo ý trời”, cô tâm sự.
Tâm sự của ca sĩ Hải Băng nhận được nhiều sự đồng cảm, chia sẻ của hàng nghìn người. Cùng đó, không ít người hâm mộ, bạn bè của vợ diễn viên Thành Đạt bày tỏ sự lo lắng cho sức khoẻ của hai mẹ con.
Thai phụ có thể vỡ tử cung khi nào?
Trong chia sẻ của ca sĩ Hải Băng có đề cập nguy cơ nứt, vỡ tử cung - một rủi ro đặc biệt nguy hiểm. Vậy thai phụ có thể bị vỡ tử cung khi nào?
Các chuyên gia cho biết, người mẹ có thể vỡ tử cung tự phát khi mẹ đẻ khó do khung chậu, do các khối u tiền đạo; có sẹo mổ cũ ở tử cung. Ngoài ra, sản phụ đẻ nhiều lần, có tiền sử sinh đa thai nên cơ tử cung nhão, mỏng, dễ vỡ. Sản phụ nhiều lần phải nạo phá thai... Ngoài ra, các nguyên nhân từ thai nhi cũng có thể khiến tử cung bị vỡ.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Lan, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), thai đậu trên vết mổ cũ là trường hợp rất nguy hiểm. Đây là hình thái làm tổ sai vị trí của trứng. Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung và lớp cơ tử cung đủ dày để làm tổ và sinh trưởng.
Tuy nhiên, vì một lý do bất thường nào đó, trứng lại “mắc kẹt” ở eo tử cung - nơi có vết sẹo mổ trước và phát triển thành túi thai. Túi thai này trong quá trình sinh trưởng sẽ bám vào cơ tử cung. Do lớp cơ này mỏng nên các gai ở bánh nhau có thể xuyên vào bàng quang gây tổn thương bàng quang làm cho tử cung dễ bị vỡ.
Không chỉ vậy, do mô sẹo không thể co giãn và mềm mại bằng mô thường nên nếu thai làm tổ ở đây, nó dễ làm rách vết mổ gây ra bị sảy thai.
Vỡ tử cung được xếp vào biến chứng thai sản nguy hiểm. Với người chửa tại vết mổ đẻ cũ sẽ phải đối diện với các nguy cơ như: Băng huyết (nếu sảy thai tự nhiên), vỡ tử cung hoặc phải cắt bỏ tử cung, thậm chí là tử vong nếu không đuợc phát hiện hoặc cấp cứu kịp thời.
BS Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Xanh Pôn) chia sẻ: Mang thai tại vết mổ đẻ cũ không phải là hiếm gặp, nguy cơ của nó ngoài gây vỡ tử cung vì với hầu hết những trường hợp này, chỗ vết sẹo tử cung thường là nơi yếu nhất, dễ bị bục vết mổ gây vỡ tử cung khi các cơn co tử cung tăng mạnh. Ngoài ra có thể gây ra rau cài răng lược, dẫn đến tình trạng chảy máu dữ dội.
Theo BS Lan, việc thai làm tổ trên vết mổ không thể giữ được, vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung càng nhiều. Vì vậy, những người đã từng sinh mổ, khi có thai lại, cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai. Khi thai nằm ở vị trí bất thường, cân nhắc bỏ thai càng sớm càng tốt.
Thay đổi tư duy về mổ đẻ
Điều lưu ý đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, khi có vết mổ đẻ cũ, nếu có thai cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai nhằm loại bỏ trường hợp chửa tại vết đẻ mổ cũ vì rất nguy hiểm.
Với những trường hợp đi khám thai nếu phát hiện có túi ối ở vị trí bất thường thì cần phải siêu âm bằng doppler và phải hội chẩn với những người có kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo: Tất cả các thai phụ đã từng mổ đẻ đều có nguy cơ mang thai tại vết mổ đẻ cũ. Khi mang thai, các thai phụ cần tuân thủ nghiêm ngặt định kỳ khám và siêu âm thai. Với biến chứng chửa tại vết mổ đẻ cũ, thai khoảng 5-12 tuần là có thể siêu âm thấy.
Việc can thiệp càng sớm càng tốt cho thai phụ. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại là việc siêu âm phát hiện biến chứng này không hề dễ dàng, phải là các bác sĩ có trình độ, kinh nghiệm mới phát hiện ra.
Do đó, thai phụ cần đến các cơ sở y tế uy tín, khám và siêu âm thai kỹ càng để đề phòng trường hợp trên đây. Quan trọng nhất là thai phụ và gia đình cần thay đổi tư duy về việc mổ đẻ, bởi nó có thể đe dọa đến thai phụ và em bé trong lần sinh sau.
Quỳnh An

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.