Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19
Có nhiều câu hỏi được đặt ra là làm sao bảo vệ trẻ em trong thời dịch bệnh hoành hành. Cho dù trẻ con thường bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nhưng lại có thể là nguồn lây nhiễm cho người lớn và người già trong gia đình, nên cũng phải rất cẩn thận.

Trong tình hình Bộ Y tế khuyến cáo mọi người hạn chế ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết như hiện nay, bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, hiện đang công tác tại bang Texas (Hoa Kỳ) đã giải đáp một số thắc mắc cho các bố mẹ có con nhỏ để biết cách bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ tốt hơn:
Trẻ có thể chơi với bạn bè không? - Không!
Trong thời điểm này để làm chậm dịch, chúng ta phải thực hiện cách ly vật lý (social distance), có nghĩa là giữ khoảng cách ít nhất 2m với bất cứ người nào không phải trong gia đình. Trẻ con nhiễm bệnh thường nhẹ, nhưng khi mắc bệnh là nguy cơ cao lây nhiễm cho các người khác trong gia đình, đặc biệt người già yếu, có bệnh nền.

Trẻ có thể chơi ở sân chơi không? - Không!
Ở sân chơi công cộng, rất khó để giữ khoảng cách an toàn giữa các trẻ. Ngoài ra các dụng cụ, đồ chơi trong công viên không được khử trùng và được rất nhiều người chạm vào. Virus COVID-19 có thể sống vài ngày trên bề mặt dụng cụ nên không an toàn. Sân chơi gia đình thì an toàn thoải mái.
Bạn có thể đi dạo không? - Có!
Bạn vẫn có thể đi dạo xung quanh, trong công viên, chỉ cần bạn giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh, không chạm vào các thứ xung quanh, rửa tay khi về nhà.
Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời gian cách ly vì có nguy cơ mắc bệnh hoặc có bệnh, bạn nên có một phòng riêng, dùng phòng vệ sinh riêng, rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc với người nhà, dù là chỉ đưa một đĩa thức ăn. Bạn cũng nên đeo khẩu trang trong nhà và khi ra ngoài nhằm hạn chế nguy cơ lây lan.
Bạn có nên tiếp tục cho gia sư, người dọn dẹp, người giữ trẻ tới nhà không? - Không!
Đây là vi phạm quy tắc cách ly vật lý và có nguy cơ nhiễm bệnh. Nên chuyển sang học online tại nhà. Gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Các bạn phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

Bạn có nên đi mua sắm vật dụng thiết yếu, thuốc men, thức ăn hay không?
Nếu bạn không trong diện đang cách ly thì có thể đi mua sắm những thứ thiết yếu. Nên hạn chế số lần phải đi, nhưng không nên mua trữ quá nhiều. Nên đi giờ vắng người, lau chùi tay nắm xe đẩy với giấy khử trùng, đi càng nhanh càng tốt, xong thì rửa tay với cồn, về nhà thì rửa tay sạch sau khi xử lý các món vừa mua. Nhớ giữ khoảng cách với người xung quanh.
Có nên đến phòng tập thể dục không? - Không!
Phòng tập thể dục là nơi rất dễ lây lan, cùng lý do với sân chơi trẻ em.
Nên tập các môn có thể dục tại nhà, hay một mình như chạy bộ.
Có nên đặt hàng hóa, thức ăn giao đến tận nhà không? Nên cẩn thận!
Tuy nguy cơ thấp, nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu người giao hàng đang có bệnh và chạm vào hàng hoá và để lại mầm bệnh trên bề mặt và có khả năng sống trên đó tới 2-3 ngày. Bạn có thể yêu cầu người giao hàng để trước cửa nhằm giữ khoảng cách an toàn. Sau khi nhận hàng và xử lý, nhớ rửa tay cẩn thận.

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh không? - Vẫn đi nếu thật cần thiết!
Khi dịch COVID-19 hoành hành thì con bạn vẫn có thể bị bệnh, vẫn phải chích ngừa, nên vẫn phải đi khám nếu thật cần thiết. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện phòng khám mà có các biện pháp giảm thiểu nguy cơ khác nhau.
Các trường hợp có triệu chúng thường được khám trong khoảng giờ nhất định, một khu cố định trong phòng khám, hoặc ngay cả chọn riêng một phòng khám nếu có nhiều phòng khám. Phòng chờ thường được chia ra làm hai, phòng khám cũng chia làm hai.
Các bệnh có nguy cơ thường được cho vào 1-2 phòng dành riêng, nhân viên sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Chú ý liên hệ bác sĩ tái khám nếu con bạn hay bạn có các bệnh mãn tính, đừng để vì COVID-19 mà làm bệnh của mình và của con mất kiểm soát.
Vài nét về tác giả
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.
Theo BS Hung Truong (Báo Dân Sinh)

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 1 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.