Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ nhi và những câu nói ám ảnh suốt đời

Chủ nhật, 16:28 19/04/2015 | Y tế

"Tôi nhớ như in ánh mắt của người mẹ trẻ, nắm chặt tay tôi nghẹn ngào: 'Bác ơi, cháu có hai đứa con, một đứa đã bỏ cháu đi rồi. Cháu chỉ còn lại đứa con này thôi" - bác sĩ Dũng không thể quên câu nói của người mẹ trẻ cầu khẩn ông trong dịch sởi năm ngoái.

Giọng nói sang sảng, khuôn mặt luôn nở nụ cười, thêm mái tóc bồng bềnh pha chút nghệ sĩ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai là ân nhân của rất nhiều em nhỏ.

Bác sĩ cho biết ông gắn bó với các bệnh nhi từ những năm đất nước còn khó khăn, thuốc thang, máy móc rất hiếm chứ không như bây giờ. Mỗi cháu bé là mỗi câu chuyện và có những điều khiến ông nhớ mãi về một thời khó khăn của đất nước.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đang thăm khám bệnh nhân. Ảnh Sức Khỏe Đời Sống

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đang thăm khám bệnh nhân. Ảnh Sức Khỏe Đời Sống

“Bác sĩ cho tôi xin cháu về”

Tiến sĩ Dũng kể lại, vào những năm 1983-1984, kinh tế nước ta khó khăn, trong viện, máy móc, thậm chí thuốc thang rất hiếm. Lúc này ông mới nhận công tác tại phòng cấp cứu điều trị tích cực khoa Nhi ở Bệnh viện Bạch Mai.

Nhập viện là một cháu bé mới chỉ hơn 1 tháng tuổi trong tình trạng viêm phổi nặng, rất khó qua khỏi. Bà ngoại cháu lúc này tuyệt vọng, tay xách chiếc giỏ đứng ở hành lang trong chuẩn bị đối mặt với tình huống đưa cháu về nhà chờ chết.

“Cháu tôi tím đen như thế này làm sao các bác sĩ chữa được. Thôi thì các bác cho bà cháu tôi về”, bà cháu bé bất lực nói.

Ông kể thêm, ngày đó vào viện chữa bệnh hoàn toàn không mất tiền vì được nhà nước chi trả. Vậy mà, bà ngoại cháu bé tuyệt vọng đến mức không muốn cố đến phút cuối cùng.

“Hình ảnh người bà cầm chiếc giỏ rất ám ảnh tôi. Lúc này dường như người nhà bệnh nhân đã từ bỏ hết hi vọng, họ chấp nhận số phận vì điều kiện vật chất chữa bệnh thời đó quá nghèo nàn, nhưng một người bác sĩ như tôi lại không cho phép điều đó”, bác sĩ Dũng tâm sự.

"Do đó, mặc dù tình trạng của cháu bé rất nguy kịch, tôi vẫn cố gắng động viên bà cho cháu ở lại vì chỉ cần còn một chút ít cơ hội cũng tuyệt đối không thể bỏ qua để đưa cháu bé trở về từ cõi chết. Thật may mắn, cháu bé sau đó đã khỏe mạnh trở lại trong sự ngỡ ngàng và hạnh phúc của bà ngoại", bác sĩ Dũng hồi tưởng.

Cháu suýt chết chỉ vì sợ… bà nội

Một câu chuyện khác thời khó khăn cũng khiếnông nhớ mãi. Đó là câu chuyện của một anh bộ đội người Hà Nội nhưng đóng quân ở Vĩnh Phúc, sau đó yêu một cô gái hơn anh 2 tuổi. “Hồi đó, muốn từ Hà Nội lên Vĩnh Phúc phải đi bằng tàu hỏa, không tiện như bây giờ. Do đó, bố mẹ anh chàng này phản đối dữ dội, không cho tổ chức đám cưới. Rồi họ sinh được một cậu bé kháu khỉnh và đem con về Hà Nội khi cháu được 8 tháng với hi vọng ông bà nội sẽ vui và đồng ý, nhưng chuyện lại không dễ dàng như vậy”, bác sĩ Dũng nhớ lại.

Một buổi sáng đúng ca trực của bác sĩ Dũng, gia đình anh bộ đội tức tốc đưa cháu bé đến cấp cứu trong tình trạng ngưng thở. Nguyên nhân là do cả đêm đứa bé bị ho, song bố mẹ cháu sợ làm bà nội tỉnh giấc và nổi giận nên đã chạy đi mua thuốc ho có chất gây buồn ngủ cho cháu uống. Mỗi lần cháu ho, bố mẹ lại cho cháu uống để cháu ngủ, bởi vậy, cả đêm cháu uống hết cả lọ thuốc ho, dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc.

Đây là một ca bệnh nguy kịch buộc phải cho trẻ thở máy mới hi vọng cứu sống. Tuy nhiên, thời bấy giờ, bệnh viện chỉ có duy nhất một chiếc máy thở và chỉ được dùng cho trẻ 6-7 tuổi.

Nhìn đứa trẻ thở thoi thóp, sự sống mong manh, bác sĩ Dũng không bỏ cuộc. Quyết tâm cứu sống em bé, ông đã mạnh dạn nối thêm dây thở cho máy thở của trẻ lớn, tạo thành áp lực thấp dùng cho bệnh nhi, đưa cháu bé qua khỏi thời khắc nguy nan. Sau này quyết định của ông đã được giới y khoa đánh giá rất cao về sáng kiến cũng như bản lĩnh người bác sĩ.

Hôn mê vì đói ăn

Ông Dũng kể, vào thập niên  90, rạng ngày 30 Tết, người dân hay có tục chung lợn 4-5 nhà với nhau. Họ chọc tiết, làm thịt lợn cả đêm. Khi đó, có một cháu bé 6 tuổi ở Thường Tín cũng háo hức thức cả đêm để trông cùng bố mẹ, mong được miếng đuôi, miếng thịt để ăn. Nhưng sau khi làm thịt lợn, người lớn còn phải thắp hương ông bà, tàn hương mới được ăn. Thành thử cháu bé nhịn ăn cả đêm tới tận trưa hôm sau (đúng mùng 1 Tết). Chưa kịp ăn miếng thịt háo hức chờ cả đêm, đứa bé lăn ra bất tỉnh, hôn mê khiến cả nhà phát hoảng.

“Đứa bé hôn mê chỉ vì quá đói, dẫn đến hạ đường huyết. Để cứu cháu, tôi chỉ tiêm 2 xi lanh nước đường. Sau đó bé đã có thể trở về ăn Tết cùng gia đình. Thế nhưng tôi được người nhà bệnh nhân tôn là “ông thánh”. Nghĩ vừa vui vừa buồn cho một thời khó khăn”, ông Dũng trải lòng.

Bác sĩ Dũng cho biết hiện điều kiện kinh tế đã khác trước rất nhiều, các bệnh viện cũng đủ cơ sở vật chất để cứu được nhiều cháu hơn. Thế nhưng ông vẫn rất buồn vì vẫn có những đứa trẻ không may mắn được cứu chữa kịp thời.

Sau chừng ấy thời gian tâm huyết với nghề, ông luôn đề cao cái tâm của người thầy thuốc. Ông nói, niềm tin luôn rất quan trọng và người nhà bệnh nhân tuyệt đối không nên từ bỏ bất cứ lúc nào, kể cả lúc hi vọng mong manh nhất, bởi vẫn luôn có những phép màu xảy ra.

“Bác sĩ ơi, cháu chỉ còn đứa con này thôi…”

Đó là câu nói ám ảnh trong cuộc đời bác sĩ Dũng. Câu chuyện xảy ra trong dịch sởi năm 2014. Ông chia sẻ: "Gần 35 năm gắn bó với chuyên ngành nhi khoa, chưa khi nào tôi thấy dịch sởi lạ như thế, khi hầu hết bệnh nhi nhập viện đều bị virus sởi tấn công vào phổi, gây biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng.

Trong tâm sởi, có một gia đình hiếm muộn, mãi mới thụ tinh thành công và sinh được 2 bé sinh đôi. Cả hai đều bị sởi và gia đình đã mất một cháu ở bệnh viện Nhi trung ương. Tại khoa mình, tôi cùng các đồng nghiệp nỗ lực hết mình để cứu em bé còn lại.

Tôi nhớ như in ánh mắt của người mẹ trẻ. Cô ấy trông rất trẻ với nỗi đau vô cùng khi vừa mất một đứa con. Cô nắm chặt tay tôi rồi nghẹn ngào: 'Bác ơi, cháu có hai đứa con, một đứa đã bỏ cháu đi rồi. Cháu chỉ còn lại đứa con này thôi…'. Đó là một hình ảnh tôi không bao giờ quên. Gạt nước mắt, tôi cố gắng hết sức để cứu đứa trẻ. Sau một tháng, cháu được xuất viện. Thật may mắn, vì nếu đứa bé ra đi mãi mãi, có lẽ gia đình cháu sẽ không bao giờ gượng được”.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 5 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 5 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top