Bác sĩ nói về tin cấy trứng đỉa vào thức ăn hại người
Các nhà sinh vật học, bác sĩ lý giải, phân tích thêm về thông tin thịt bị cấy trứng đỉa, người ăn phải thịt này sẽ bị đỉa sinh sôi nảy nở trong bụng phá hoại nội tạng.
Cũng không thể phủ nhận, đỉa được dùng như các phương thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh máu đông, giúp cho người bị máu tích tụ ở thành mạch máu gây tai biến…
Theo quan điểm của tôi, trong dạ dày có men tiêu hóa nên dù có ăn phải đỉa, trứng đỉa thì cũng sẽ bị đào thải ra ngoài. Với tin đồn này phải xem xét cẩn thận, rõ ràng, không được hùa theo".
Còn ông Nguyễn Sơn Đông, bác sĩ thú y tại Hoài Đức, Hà Nội khẳng định: Trong các tài liệu qua khoa học, ông chưa từng nghe thấy việc cấy trứng đỉa vào thịt. Nếu nói xay thịt ra để làm thức ăn nuôi cấy vi khuẩn còn hợp lý. Và ông cho rằng, thông tin trên không chính xác.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn): “Vốn dĩ đỉa lấy thức ăn từ máu của vật chủ của động vật có xương sống như người. Do dó, đỉa khi sống trong các cơ quan cơ thể có thể dẫn đến lạc chỗ và gây ra các biến chứng nguy hiểm đến con người.
Khi phân tích về việc đỉa có thể được ăn cùng thịt từ đó vào dạ dày hay không? Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang nói: “Nếu đỉa có vô tình đi vào dạ dày thì cũng khó hoặc không thể sống được trong môi trường có độ pH axit cùng các men tiêu hóa này.
Hoặc nếu có chẳng may lạc chỗ, di chuyển đến cơ quan dạ dày, phần lớn chúng sẽ nhanh chóng đi ngược lại thực quản lên vùng hầu họng và sau đó vào phế quản, phế nang, thậm chí nhu mô phổi để gây biến chứng xuất huyết nhu mô phổi. Điều này khiến bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời vì bản thân đĩa khi hút máu có chất chống đông nên máu tại vết thương tổn có thể chảy ra liên tục.
Song nếu nói rằng “cấy trứng đỉa vào thịt, để sau đó người ăn thịt có chứa trứng đỉa vào cơ thể, trứng phát triển thành đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng" thì tôi cho rằng chưa có cơ sở khoa học bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, phần lớn ca bệnh đỉa chỉ di chuyển vào đến các phần của hệ hô hấp và thành thực quản, hiếm khi đỉa vào dạ dày do khó có thể tồn tại vì môi trường không thuận lợi.
Thứ hai, chu trình phát triển và sinh sản của đỉa rất dài và chậm. Đây là động vật lưỡng tính, trứng phát triển trong kén do đai sinh dục tiết ra. Cấu tạo của cơ quan sinh dục ở đỉa tương tự như ở lớp giun, nhưng phát triển rất chậm, phải tới vài năm mới đạt tới giai đoạn trưởng thành.
Giống như họ giun đất, đỉa là loài lưỡng tính. Đây là sinh vật lưỡng tính nhưng lại không thể tự thụ tinh, chúng sinh sản bằng cách tạo ra nhiều kén nhỏ hình trái xoan, tiếp đó những kén này được thụ tinh bởi một con đỉa khác và bị bỏ lại trên bờ sông hoặc bờ ao chờ tới ngày nở.
Thứ ba, ở đỉa không có ấu trùng sống tự do, sự thụ tinh xảy ra khác nhau ở các nhóm đỉa, trong đó một số loài đỉa có cơ quan giao phối thì thụ tinh trực tiếp (thụ tinh trong), còn lại một số loài không có cơ quan giao phối sẽ thụ tinh gián tiếp (nghĩa là bao tinh của cá thể này được gắn vào một vùng nhất định sau lỗ sinh dục cái của cá thể cái khác.
Tinh trùng sẽ từ bao tinh chui vào cơ thể con cái và di chuyển về tuyến trứng nhờ vào một loại mô phân hóa ở vùng thụ tinh được gọi là mô định hướng. Sau khi thụ tinh được vài ngày đến vài tháng, đai sinh dục tuột về phía trước, hình thành kén chứa trứng đã thụ tinh, hình dạng và số lượng trứng trong kén thay đổi tùy theo nhóm loài hay tùy loài).
Thứ tư, mặc dù có một số loài thì trứng có thể phân cắt trực tiếp thành đỉa trưởng thành, song chúng ta cũng nên xem xét các yếu tố thích hợp cho phát triển của trứng, kén, đỉa trưởng thành, nhất là nhiệt độ, độ pH. Nếu thịt sau đó được xử lý chín sẽ còn đâu là trứng là đỉa mà gây bệnh. Hơn nữa trong điều kiện cấy trứng vào liệu trứng có sống tồn tại trong mẫu thịt hay không?
Như vậy, với cơ sở khoa học ở trên trước khi chúng ta kết luận thông tin “cấy trứng” đỉa vào trong thịt, tiếp đó thịt được ăn vào bởi người sẽ phát triển thành con đỉa trưởng thành cần phải có chứng minh dựa trên các kết luận của y sinh học, chứng cứ từ giới khoa học chứ không nên kết luận quá sớm, làm hoang mang trong cộng đồng.
Đông y dùng đỉa để chữa bệnh sau khi phơi khô. Vị thuốc này vị mặn đắng, tính bình, tác động vào các kinh mạch thuộc can và bàng quang, có khả năng thông kinh thông huyết, dùng điều trị mụn nhọt nơi bụng dưới, đau bụng do tích tụ huyết, ít kinh...
Một số tài liệu cho biết đỉa có tác dụng trị nhọt độc, phong lở, bế kinh... Trong “Nam Dược Thần Hiệu” của Tuệ Tĩnh, đỉa được phơi khô, thái nhuyễn, sao đến khi vàng sậm, có công dụng làm tan huyết khối, trị mụn nhọt, phong lở...
Trong y học hiện đại, đỉa được dùng trong vi phẫu nhằm hỗ trợ việc nối các mạch máu nhỏ, chẳng hạn như khi ráp nối các phần bị đứt rời. Trong vai trò này, đỉa sẽ hút 10-15 ml máu cho một lần sử dụng. Nó làm máu rỉ liên tục tại chỗ bị cắn, giúp máu lưu thông hiệu quả trong thời gian vết thương chưa liền.
Những hóa chất do đỉa tiết ra cũng được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu và bào chế các dược phẩm dùng điều trị các bệnh về tim mạch.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 2 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 3 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 3 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 3 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 16 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 19 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 20 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.