Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ thót tim vì cấp cứu xong, mới biết sản phụ có "H"

Thứ tư, 11:31 23/11/2016 | Y tế

“Khi ca mổ gần kết thúc, chúng tôi mới nhận được xét nghiệm bệnh nhân có “H”. Khoảnh khắc đó, cả kíp mổ đều chững lại vài giây, vì cả 18 y bác sỹ tham gia cấp cứu, phẫu thuật đều có tiếp xúc, cơ thể còn đang dính máu, dịch tiết của bệnh nhân". BS Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội, nhớ lại.

Trong phòng đẻ tại các bệnh viện (BV), không ít những tình huống nguy kịch mà từ sản phụ cho đến đội ngũ y, bác sĩ phải gồng mình chống chọi. Dưới đây là một trong những câu chuyện như thế.

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, BS Lưu Quốc Khải về Bệnh viện Phụ sản Hà Nội công tác đến nay đã được hơn 25 năm.

BS Khải trải lòng, làm người đỡ đầu cho hàng nghìn sinh linh bé nhỏ, ngoài những lúc được chứng kiến niềm hạnh phúc dạt dào của những người thân khi con mình chào đời, thì người bác sĩ cũng thường xuyên phải đối mặt với những tình huống nguy cấp.

BS Lưu Quốc Khải đang chăm sóc cho một sản phụ. Ảnh CAND
BS Lưu Quốc Khải đang chăm sóc cho một sản phụ. Ảnh CAND

Nhớ về những ca mổ đẻ đặc biệt, ông Khải không quên kỷ niệm về ca mổ cho một sản phụ có “H” ở Quảng Ninh.

“Phẫu thuật cho bệnh nhân có “H” thì rất nhiều lần nhưng mổ không có sự phòng bị như ca phẫu thuật cho bệnh nhân H. (SN 1979) ở Quảng Ninh là ca mổ cấp cứu nguy hiểm thứ hai tôi cùng đồng nghiệp thực hiện. Trong ca cấp cứu ấy, bệnh nhân ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chỉ cần trong tích tắc nhỏ nếu không cẩn thận, bệnh nhân có thể không giữ nổi tính mạng”, BS Khải tâm sự.

Ông cho biết: “Đó là một buổi tối đầu tháng 7/2015, khi tôi vừa đưa con đến lớp học thêm thì nhận được điện thoại từ bệnh viện thông báo có bệnh nhân ngừng tim, xuất huyết âm đạo mạnh, rất nguy kịch vừa nhập viện. Chỉ sau vài phút, tôi vội tức tốc tới bệnh viện.

Đến nơi, thấy tình trạng bệnh nhân vô cùng nguy kịch, các y bác sỹ không ai kịp trang bị phòng hộ, vội thực hiện hồi sức ép tim ngoài lồng ngực. Thấy tim bệnh nhân đập trở lại, kíp trực quyết định thực hiện ca mổ ngay trong phòng cấp cứu, vì nếu đưa vào phòng phẫu thuật, bệnh nhân có nguy cơ ngưng tim lần hai, có thể tử vong”.

Ông kể tiếp: “Khi ca mổ gần kết thúc, chúng tôi mới nhận được xét nghiệm bệnh nhân nhiễm “H”. Khoảnh khắc đó, cả kíp mổ đều chững lại vài giây, vì cả 18 y bác sỹ tham gia cấp cứu, phẫu thuật đều có tiếp xúc, cơ thể còn đang dính máu, dịch tiết của bệnh nhân. Nhưng sau đó, chẳng ai bảo ai, tất cả vẫn lặng lẽ, khẩn trương làm nốt các phần việc của ca phẫu thuật”.

Sau khi có thông tin về việc bệnh nhân nhiễm H, BS Khải cho hay, lãnh đạo bệnh viện đã làm hồ sơ và cho uống thuốc kháng virus H dự phòng. Rất may sau đó, tất cả các bác sĩ đều được kết luận âm tính với việc phơi nhiễm H.

Làm việc trong một môi trường nhạy cảm, ông Khải cho rằng tất cả các bác sĩ đều nhận thức được những mối nguy hiểm rình rập cũng như hậu quả không may xảy ra sau mỗi ca cấp cứu. Tuy nhiên, khi đứng trước sự sống và cái chết mong manh của một người bệnh, hầu như tất cả các bác sỹ đều phải nỗ lực gấp 10 lần để cứu sống bệnh nhân.

“Với chúng tôi, niềm hạnh phúc cuối cùng là cứu được tính mạng của người bệnh, trong thời khắc sinh tử ấy, sẽ chẳng y, bác sỹ nào có thể có thời gian ngồi cân đo đong đếm những thiệt hơn hay nhưng nguy hiểm sẽ đến đối với mình”, ông Khải nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 4/7, chị H. quê ở Quảng Ninh cùng con trai 12 tuổi đang trên đường từ Quảng Ninh về quê ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội thì bất ngờ bị đau bụng dữ dội.

Tới Bến xe Mỹ Đình, chị bị xuất huyết âm đạo, ngất xỉu. Chị H. được đưa đến BV Phụ sản Hà Nội cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, mạch yếu, máu từ âm đạo chảy xối xả. Chị H. đã được các y bác sỹ hồi sức ép tim ngoài lồng ngực, truyền 5 lít máu và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung ngay trong phòng cấp cứu. Khi ca mổ sắp kết thúc, mới có xét nghiệm chị có HIV.

Theo Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top