BS Hoàng Thị Thanh Nga cùng với các đồng nghiệp của mình đã viết nên những câu chuyện đẹp nơi tuyến đầu…
ThS.BS. Hoàng Thị Thanh Nga là Phó trưởng Khoa Huyết thanh học nhóm máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua chị có tên trong danh sách cán bộ của Viện vào làm việc tại Khoa 5A, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP HCM (đặt tại TP Thủ Đức).
Gần 40 ngày góp mặt tại nơi dịch COVID-19 nóng nhất. Đến nay, khi dịch đã từng bước được kiểm soát, trở về Thủ đô, trở về cuộc sống bình thường, điều gì khiến chị nhớ nhất trong thời gian ở TP HCM?
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã, hóa tâm hồn". Không chỉ tôi mà bất kỳ đồng nghiệp nào cũng vậy thôi, rời Sài Gòn, tình người là thứ làm cho chúng tôi nhớ nhất.
Kíp làm việc của tôi gồm 6 bác sĩ và 12 điều dưỡng. Chúng tôi đến từ các địa phương khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, lại có người sở tại TP Hồ Chí Minh. Dù hoàn toàn không biết nhau trước đó nhưng dịch bệnh khiến chúng tôi có cơ hội gặp mặt và trở nên thân quen.
Tôi nhớ ngày đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn và nhận nhiệm vụ tại Khoa 5A, Bệnh viện Hồi sức COVID-19, tôi đã rất lo lắng. Lo lắng vì không biết mình có thể làm tốt hay không, lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình, đoàn kết, chia sẻ của những đồng nghiệp "trước lạ sau quen" ấy mà tôi đã rất nhanh chóng thích nghi và hoàn thành công việc được giao.
Chúng tôi chia sẻ công việc, nhường nhau ra ca trước, đợi nhau cùng tan ca, cùng ríu rít đi về. Hạnh phúc của chúng tôi đơn giản là nhìn thấy đồng đội lần lượt tươi cười đi ra khỏi phòng đệm, hay mỗi tuần làm xét nghiệm tất cả đều âm tính.
Do đặc thù bệnh, tất cả bệnh nhân COVID-19 đều không có người nhà đi theo chăm sóc mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên y tế. Các ca COVID-19 được chuyển tuyến lên Bệnh viện Hồi sức COVID-19 nơi tôi làm việc đều là bệnh nhân nặng. Việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân càng vất vả. Tất cả mọi việc từ vệ sinh cá nhân, thay bỉm, ăn uống cho bệnh nhân đều do nhân viên y tế đảm nhiệm.
Tôi đã chứng kiến những chị điều dưỡng kiên nhẫn đứng dỗ dành đút cho bệnh nhân ăn từng thìa cháo. Vì bệnh nhân kêu nóng, một bác sĩ trẻ sẵn sàng đứng hàng tiếng đồng hồ trong đêm quạt để bệnh nhân có một giấc ngủ tròn. Chúng tôi thương bệnh nhân không có nổi một giấc ngủ sâu, một bữa ăn ngon, một người thân bên cạnh lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhớ giọt nước mắt bất lực của đồng đội tôi khi bệnh nhân qua đời ngay trước mắt mà không làm gì được.
Tôi cũng nhớ nghĩa tình người Sài Gòn dành cho chúng tôi. Những anh chị quản lý, lễ tân, phục vụ khách sạn đã nhiệt tình chào đón từ ngày đầu tiên chúng tôi đến và trong suốt những ngày chúng tôi công tác tại Sài Gòn. Tôi nhớ anh tài xế ngày đêm luôn vững tay lái, đưa đón chúng tôi đi làm và tan ca về khách sạn, chuẩn chỉ từng giờ phút, đảm bảo an toàn…
Nhớ rất nhiều, xúc động rất nhiều. Với chị, những trải nghiệm trong những ngày chống dịch ở điểm nóng Sài Gòn có ý nghĩa ra sao?
Những trải nghiệm có được trong những ngày ở Sài Gòn là vô giá đối với tôi.
Tôi được khoác lên mình bộ đồ bảo hộ cấp IV "huyền thoại", được trải nghiệm cảm giác người vã mồ hôi như tắm mà kính chắn thì mờ hơi sương, những hình ảnh mà trước đây tôi chỉ được xem và cảm nhận qua Tivi.
Tôi được trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, được cùng bệnh nhân trải qua những giai đoạn, diễn biến của bệnh, được vui cùng bệnh nhân khi xuất viện, khóc cùng người nhà bệnh nhân khi nhận thông báo ca tử vong. Tôi cũng được chứng kiến những bất lực của mình và đồng nghiệp khi không cứu được người bệnh.
Những trải nghiệm buồn đau có, hạnh phúc có. Tôi thấy may mắn vì được cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong cuộc chiến chống COVID-19. Điều này cũng khiến tôi thấy mình sống có ý nghĩa hơn.
Những ngày ở tâm dịch, hậu phương của chị và các thầy thuốc khác dành sự động viên ra sao?
Đúng là hậu phương phải thật sự vững vàng thì tiền tuyến chúng tôi mới yên tâm công tác. Với chúng tôi, ngoài gia đình, người thân thì Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là hậu phương thứ 2.
Khi tiễn chúng tôi đi Sài Gòn và đón chúng tôi tại sân bay Nội Bài ngày về, người đứng tiễn cuối cùng hay người đón chúng tôi đầu tiên luôn là Viện trưởng Bạch Quốc Khánh. Thật sự rất xúc động và biết ơn. Những ngày công tác tại Sài Gòn, liên tục những cuộc gọi, những tin nhắn hỏi thăm, động viên, chia sẻ và thấu hiểu từ lãnh đạo Viện, đồng đội từ Hà Nội. Điều này khiến chúng tôi vững tâm hơn rất nhiều.
Hoàn thành nhiệm vụ để về Hà Nội, tôi hay bất kỳ đồng đội nào, cũng buồn – vui lẫn lộn. Vui vì được trở về với gia đình nhỏ ở nhà, gia đình lớn ở cơ quan, về để bù đắp những ngày tháng gia đình vắng vợ, vắng mẹ. Tôi không gặp con hơn 2 tháng nay rồi. Trở về, tôi cũng quyết hoàn thành những công việc dở dang. Nhưng cũng buồn lắm vì phải chia tay với những đồng đội mới quen, những bệnh nhân dễ mến…
Trải nghiệm hạnh phúc có, đau thương có trong thời gian dịch khốc liệt nhất ở TP HCM, nếu phải lên đường tới tâm dịch khác, chị có sẵn lòng?
Chắc chắn. Tôi sẽ sẵn sàng lên đường. Tôi tin rằng với chút kinh nghiệm và kiến thức đã được trau dồi trong thời gian chống dịch tại Sài Gòn, tôi sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, giúp được nhiều bệnh nhân hơn nữa. Nhưng tôi cũng hy vọng điều đó sẽ không xảy ra ở bất cứ địa phương nào trên đất nước Việt Nam ta.
Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Vương Tuấn (thực hiện)
Thiết kế ảnh: Công Thắng
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 19 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 3 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.